MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Rồng Trung Quốc" cất cánh?

03-05-2014 - 13:20 PM | Tài chính quốc tế

Số liệu mới nhất được công bố cho thấy kinh tế Trung Quốc có quy mô lớn hơn so với các số liệu đã từng được công bố.

Có một số cách để đo lường sức mạnh của một quốc gia: sức mạnh quân sự, vai trò trong thương mại quốc tế hay ảnh hưởng văn hóa. Tuy nhiên, kể từ khi các nhà thống kê học bắt đầu đo lường sản lượng kinh tế của các quốc gia từ những năm 1930, các chuyên gia kinh tế đã gắn chặt với một thước đo duy nhất: GDP. Và, báo cáo mới nhất cho rằng Trung Quốc sắp trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

So sánh sản lượng kinh tế của các quốc gia là một công việc không hề đơn giản. Cách nhanh nhất là đổi GDP sang một đồng tiền duy nhất (thường là USD) với mức tỷ giá hiện hành trên thị trường. Đây là cách khá tốt, nhưng theo đó thì kinh tế Trung Quốc vẫn nhỏ hơn 43% so với kinh tế Mỹ. 

So sánh bằng thu nhập bình quân đầu người hoặc tỷ lệ tăng trưởng, tỷ giá thị trường có thể khiến kết quả không chính xác bởi yếu tố này biến động quá mạnh. Quan trọng hơn cả, chúng bị ảnh hưởng bởi các hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu nhưng lại không phản ánh được giá hàng hóa dịch vụ thuần nội địa (như dịch vụ cắt tóc hoặc vé xe bus). Bởi vì giá cắt tóc ở các nước giàu hơn sẽ đắt hơn ở những nước nghèo hơn trong khi không mang lại quá nhiều khác biệt, sử dụng tỷ giá thị trường để so sánh GDP chưa tính hiệu suất và chất lượng cuộc sống ở các nước mới nổi. 

Chương trình cạnh tranh quốc tế (ICP) được thành lập năm 1968 với nỗ lực bù đắp những thiếu sót trên. Các nhà thống kê học tính toán giá cả của những hàng hóa và dịch vụ tương tự nhau ở các quốc gia khác nhau. Sau đó, họ điều chỉnh các số liệu bằng cách tính đến sự thực là những hàng hóa dịch vụ này sẽ có giá rẻ hơn ở các nước nghèo hơn. Đây chính là phương pháp ngang giá sức mua (PPP). Chỉ số Big Mac index của The Economist cũng được xây dựng dựa trên nguyên tắc tương tự, mặc dù chỉ xét đến giá cả của một hàng hóa. 

Báo cáo đầu tiên của ICP được thực hiện năm 1970 và chỉ xét đến 10 nước. Được công bố hôm 30/4 vừa qua (nhưng dựa trên giá cả năm 2011), báo cáo mới nhất cung cấp dữ liệu về 199 nền kinh tế và ước tính số liệu của 15 nước khác. 

Báo cáo kỳ trước (được công bố năm 2005) đã gặp phải nhiều chi trích, phần lớn là về kết luận đối với Trung Quốc. Kết quả khi đó được đưa ra dựa trên số liệu chỉ từ 11 thành phố. Một số người cho rằng giá cả đã bị đội lên và do đó nếu tính theo phương pháp ngang giá sức mua, GDP của Trung Quốc bị hạ thấp so với thực tế. Kết quả là, báo cáo mới kết luận GDP Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong năm nay trong khi báo cáo trước có mốc thời gian là năm 2019. 


Thay đổi tương tự trong cách tính cũng làm tăng thứ hạng của một số nước. Ví dụ, Indonesia tăng từ số 15 lên số 9. 6 nền kinh tế mới nổi lớn nhất giờ đây sản xuất ra số hàng hóa và dịch vụ có giá trị tương đương với 6 nền kinh tế giàu nhất. 

Báo cáo của ICP cho rằng “thế giới đã trở nên công bằng hơn”, khi số người sống ở những nước có GDP bình quân đầu người bằng một nửa của Mỹ đã tăng nhẹ (từ 15% năm 2005 lên 16% năm 2011). 

Thiên Bình

huongnt

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên