MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau vụ 11/9, khủng bố chẳng dại gì chui vào sân bay

23-03-2016 - 11:39 AM | Tài chính quốc tế

Các sân bay đã thắt chặt an ninh, khủng bố khó lòng thực hiện được ý đồ.

Hiếm gặp

Từ sau vụ 11/9, vụ khủng bố ngày hôm qua mới là vụ thứ 3 nhằm vào sân bay gây thiệt hại về người. Các nhà chức trách phải tăng mức độ cảnh báo lên gấp đôi.

Cuộc tấn công vào sân bay Zaventem ở thủ đô của Bỉ đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 11 người, là vụ tấn công đẫm máu nhất tại một sân bay kể từ năm 2014. Năm 2014, Taliban Pakistan đột kích một cơ sở bảo dưỡng máy bay gần sân bay quốc tế Jinnah Karachi, dẫn đến cái chết của 26 công nhân.

Hai vụ nổ ở nơi khởi hành tương tự với vụ đánh bom tự sát tại sân bay Domodedovo (Moscow – Nga) vào tháng 1/ 2011. Trong vụ tấn công tại nga, 37 người đã thiệt mạng và phiến quân Chechnya đứng ra chịu trách nhiệm.

Thông thường, các phần tử khủng bố tránh tấn công vào sân bay và trên máy bay vì những nơi này thắt chặt an ninh, khám xét toàn bộ cơ thể, cấm mọi thứ, từ các chất lỏng đến dụng cụ cắt móng tay.

Lỗ hổng an ninh?

Vụ máy bay hãng Metrojet của Nga rơi ở Ai Cập vào tháng 10 do bị khủng bố bằng bom có điểm bất thường. Bất thường ở chỗ, các chuyên gia quốc tế cho rằng an ninh hàng không chưa kiểm tra quả bom. Trước đó, năm 2004, hai máy bay khác của Nga cũng bị đánh bom.

Vụ việc tại Brussels, cũng như cuộc tấn công tại Domodedovo, các phần tử khủng bố phải kiểm tra hành lý trước khi lên máy bay. Nhưng bom không thể qua cửa an ninh nên chúng cho kích nổ ngay tại sân bay.

Trong khi các sân bay lớn, tại sảnh đến và đi luôn có tuần tra vũ trang. Một số nơi tại châu Á còn có cả máy dò kim loại để hạn chế các mối đe dọa.

Khủng bố không còn nhằm vào sân bay

Hầu hết các cuộc tấn công vào sân bay trong vòng 10 năm qua đều thất bại, hoặc gây ít thương vong.

Năm 2006, vụ đánh bom sân bay Barajas ở Madrid giết chết 2 người và làm bị thương 52 người do xe bom phát nổ. Nhóm ETA đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ việc này.

Năm 2007, 2 phần tử Hồi giáo Hai tên này châm lửa chiếc xe đang điều khiển và phóng thẳng vào cổng sân bay Glasgow. Kẻ lái xe chết do bị bỏng.

Vụ nổ tại sân bay Sabiha Gokcen tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ tháng 12 vừa qua do nhóm chiến binh người Kurd TAK thực hiện làm chết 1 nhân viên vệ sinh.

Sau vụ 11/9, các hãng hàng không và sân bay đã trở nên tương đối an toàn, do vậy, những kẻ khủng bố nhằm đến những nơi khác. Điển hình là vụ khủng bố ở Paris tháng 11 năm ngoái, nhằm vào những nơi tập trung đông người như nhà hàng, quán bar, tụ điểm ca nhạc và sân vận động Stade de France.

Sau vụ khủng bố ngày hôm qua, sân bay Zaventem vủa Bỉ sẽ ngừng cất cánh và hạ cánh các chuyến bay cho đến sáng thứ tư tới. Các chuyến bay sẽ được điều hướng sang sân bay khác. Các mạng lưới tàu điện ngầm Brussels cũng đóng cửa.

Kim Sơn

Bloomberg

Trở lên trên