"Sex and the City" phiên bản Trung Quốc
Quảng cáo qua phim ảnh là một cách mới để các nhãn hiệu tiếp cận với bộ phận người tiêu dùng đang bùng nổ ở Trung Quốc.
- 11-06-2014Một tỷ người tiêu dùng sẽ cứu kinh tế Trung Quốc?
- 03-02-2014Tiêu dùng kiểu Trung Quốc (P3)
- 28-06-20123 quan điểm sai lầm về tiêu dùng Trung Quốc
Nội dung nổi bật:
- Tiny Times là bộ phim ăn khách đang thu hút được nhiều sự chú ý của giới trẻ Trung Quốc. Trong phim có sự xuất hiện của một số nhãn hiệu thời trang nổi tiếng.
- Đây là cơ hội marketing tuyệt vời cho các thương hiệu mong muốn khai thác Thế hệ người tiêu dùng trẻ sinh sau năm 1990 của Trung Quốc có tiềm năng tiêu dùng lớn và sẵn sàng thử nghiệm thương hiệu mới ở Trung Quốc.
Loạt phim Tiny Times của đạo diễn Quách Kính Minh, chuyển thể từ tiểu thuyết bán chạy nhất của ông, đã đạt kỉ lục về doanh thu cho các phim truyện Trung Quốc với con số hơn 1,3 tỉ nhân dân tệ kể từ loạt phim đầu tiên ra mắt vào năm 2013.
Bộ phim nhận được những ý kiến trái chiều ở Trung Quốc, trong đó một số nhà phê bình chỉ trích gay gắt sự diêm dúa trong vẻ bề ngoài dường như mâu thuẫn với lý tưởng giản dị mà chủ tịch Tập Cận Bình đang hướng tới trong công cuộc chống tham nhũng. Bình luận về bộ phim sau khi công chiếu lần đầu tiên năm 2013, tờ Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cho rằng chủ nghĩa tiêu dùng mà Tiny Times theo đuổi khiến mỗi cá nhân tự xem nhẹ về thời gian và thu hẹp tầm nhìn của mình.
Tuy nhiên, Jasmine Sun, một nhà phân tích của công ty tư vấn tại Trung Quốc SmithStreet, cho rằng giới trẻ Trung Quốc thật sự bị thu hút bởi loạt phim bởi những chiếc váy được thiết kế cho những người phụ nữ kiệt xuất, cùng với lối sống xa hoa. Sự xuất hiện của Tiny Times là dấu hiệu cho sức mạnh chi tiêu của thế hệ trẻ, những người không quá sâu sắc, không nặng nề về tâm lý và ít giới hạn hơn. Đổi lại, họ thực tế, sáng tạo, dám mơ ước và có niềm tin vào ước mơ đó.”
Tiny Times lôi cuốn giới trẻ Trung Quốc với dàn diễn viên tuổi 20 xinh đẹp. Ngoài đời thực, mỗi người tiêu dùng Trung Quốc giờ đây trở thành mục tiêu hàng đầu của các nhãn hàng sang trọng khi mà chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ đang vạch mặt trò quà biếu giữa nhân viên và cấp trên. Doanh số hàng xa xỉ ở Trung Quốc đã giảm 1% trong năm 2014, xuống còn 115 tỉ nhân dân tệ (tương đương 18,5 tỉ USD), theo Bain & Co.
Trong một cảnh phim trong loạt phim bom tấn mới nhất của Trung Quốc mang tên Tiny Times, một nữ diễn viên ăn vận quyến rũ dừng lại để mua sắm ở một cửa hàng Fendi cao cấp khi đang truy đuổi một tên trộm ở Rome. Một vài công ty như Fendi may mắn đưa được thương hiệu của họ đến với thanh niên Trung Quốc với chi phí thấp, trong khi các công ty khác sẵn sàng chi nhiều hơn rất nhiều để có được cơ hội như vậy.
Pietro Beccari, giám đốc điều hành của Fendi, cho hay: “Tiny Times có 3 ngày quay ở Palazzo Fendi, Rome. Chuỗi cửa hàng của chúng tôi đã may mắn được chọn quảng cáo sản phẩm mà không phải mất tiền mặc dù thông thường chi phí cho việc đó là rất cao.”
Những nhãn hàng cao cấp khác, trong đó có Michael Kors và L’Oréal’s Lancome, cũng đang kiếm tìm cho mình cơ hội kiếm lời từ sự lan truyền tạo ra bởi loạt phim và sách Tiny Times. Phim xoay quanh 4 phụ nữ đến từ Thượng Hải với cuộc sống phong lưu: mặc áo khoác lông thú, nhâm nhi rượu champagne, và được bao quanh bởi các người mẫu nam. Phim vừa bị phê phán gay gắt nhưng lại được đón nhận rộng rãi.
Trong phần 3 của bộ phim ra mắt tháng 7 vừa rồi, 4 người phụ nữ rời đến một ngôi biệt thự mới ở Thượng Hải với những tủ quần áo hợp mốt chất đầy váy áo thời trang và những đôi giày cao gót. Du ngoạn đến Rome, họ mặc áo khoác và dùng túi của Fendi, nhãn hàng sang trọng của LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton.
Phần 4 của phim Tiny Times đang được sản xuất, và các nhãn hiệu danh giá chắc chắn sẽ góp mặt. NetEase với trụ sở tại Bắc Kinh, sẽ sớm cho ra mắt một trò chơi video mà ở đó người chơi có thể chọn 1 trong 4 ngôi sao làm nhân vật ảo của mình, chọn trang phục, lên kế hoạch cho các sự kiện xã hội để bắt đầu cho sự nghiệp danh tiếng. Theo phó chủ tịch Ethan Wang, NetEase đang trao đổi về việc cộng tác sản phẩm với một vài thương hiệu, trong đó có Michael Kors và Lancome.
“Thế hệ người tiêu dùng trẻ sinh sau năm 1990 của Trung Quốc có tiềm năng tiêu dùng lớn và sẵn sàng thử nghiệm thương hiệu mới. Tiny Times thu hút một lượng fan đông đảo các thanh thiếu niên Trung Quốc, điều đó giúp các thương hiệu có được sự tiếp xúc tối đa đến nhóm người này”, ông Wang viết.
“Việc định vị sản phẩm ở Trung Quốc là điều bạn không thể không làm nếu muốn quảng bá đến người tiêu dùng, bất chấp họ được sinh ra những năm 80 hay 90, thậm chí sau năm 2000. Phương thức quảng cáo truyền thống đã không còn hiệu quả nữa rồi.” Tony Feng, phó chủ tịch phụ trách thương hiệu tại Vipshop Holdings, một nhà bán lẻ thời trang trực tuyến ở Trung Quốc, cho hay.
JD.com, nhà bán lẻ thương mại điện tử lớn thứ 2 của Trung Quốc, chỉ sau Alibaba, cũng hợp tác với Tiny Times. Josh Gartner, phát ngôn viên của JD, cũng có quan điểm định vị thương hiệu là cách tuyệt vời họ có thể củng cố uy tín của các sản phẩm đáng tin tưởng với người tiêu dùng.
Michael Hu, một sinh viên Thượng Hải 19 tuổi, người đã xem hết 3 phần Tiny Times, tán thành việc tài trợ các sản phẩm xuất hiện trong phim là một cách quảng cáo và nâng cao nhận thức người tiêu dùng khôn ngoan. Anh cho biết: “Hiện tại những thứ đó khá xa xỉ so với chúng tôi, nhưng chúng tôi có thể mua chúng khi chúng tôi thực sự trưởng thành.” Và đây cũng chính là niềm hi vọng của các nhà marketing.
Thanh Trà