Tại sao cổ phiếu các Ngân hàng lớn đang bị đối xử như những cố phiếu 'giá rẻ'
Thông thường, cổ phiếu của những công ty tài chính lớn không bao giờ bị xem là đối tượng giao dịch giống như là cổ phiếu giá rẻ. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần đầu tiên của năm mới, cổ phiếu của các ngân hàng lớn đều giảm mạnh.
Chỉ số KBW Nasdaq Bank đã giảm tới 13% kể từ đầu năm. Cổ phiếu các công ty bảo hiểm lớn cũng bị trượt giá thảm hại, MetLife giảm 13% và Prudential giảm tới 15% chỉ trong tháng 1 này.
Citigroup báo cáo kết quả quý IV 2015 rằng “vượt ngoài kỳ vọng mong đợi” – cổ phiếu chỉ giảm có 7%. Nhưng tính cho đến nay, cổ phiếu của Citi đã giảm khoảng 19%, và hiện đang được giao dịch với giá thấp hơn gần 40% so với giá trị sổ sách.
Goldman Sachs Group, Morgan Stanley, JP Morgan Chase và Bank of America cũng giao dịch dưới giá trị sổ sách. Cổ phiếu của Wells Fargo cũng bị giảm mạnh mặc dù kết quả quý IV 2015 vượt qua mong đợi vì giá giao dịch cao hơn giá trị sổ sách.
May mắn là, các ngân hàng đang không ở trong tình trạng quá khủng khiếp. Nguồn vốn của họ luôn ở mức tốt và giám sát quản lý ở mức độ cao. Thử nghiệm mới đây cho thấy các ngân hàng lớn có thể tiếp tục trả cổ tức hiện tại ngay cả trong tình trạng diễn biến suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay.
Vậy tại sao cổ phiếu của các công ty tài chính trong một số trường hợp lại vượt qua cả mức suy giảm của thị trường? Trong thời điểm hỗn loạn thị trường, cắt giảm chi phí và quản lý rủi ro chưa đủ để tạo ra lợi nhuận. Các nhà đầu tư sẽ không xem khoản thu nhập mà hầu như không vượt quá chi phí vốn là một khoản thu nhập tốt.
Nói cách khác, những đợt bán tháo cổ phiếu của các ngân hàng không hề bất hợp lý khi các nhà đầu tư đang muốn tìm kiếm sự tăng trưởng khác. Cổ phiếu của các ngân hàng lớn đã được cược sẽ trở thành đòn bẩy cho Mỹ và nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, với lợi nhuận bị sụt giảm của các ngân hàng như hiện nay thì có lẽ họ không còn là nơi đáng tin cậy cho những vụ cược lớn.
Thị trường hàng hóa và thị trường Trung Quốc suy thoái trầm trọng khiến có thêm lí do cho sự lo ngại này. Cùng với đó là sự nghi ngờ về tốc độ tăng trưởng thị trường mới nổi. Trong thực tế, nhiều nhà đầu tư xem cổ phiếu như một sự kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế của các nước khác ngoài Mỹ.
Sự phản chiếu cũng có vai trò đáng kể. Khi việc bán tháo cổ phiếu tiết lộ sự mong manh về định giá ngân hàng, nhà đầu tư đã giảm mức kỳ vọng về thu nhập trong tương lai – điều đó đã đẩy cổ phiếu xuống thấp hơn. Một biến động lại gây ra nhiều biến động hơn.
Có dấu hiệu “cứu vớt” nào trong việc này không? Việc bán tháo cổ phiếu không có nghĩa là các ngân hàng sẽ bị biến mất vào một ngày nào đó. Mà biết đâu nó lại dự báo cơ hội mua có thể sẽ sớm xuất hiện trong nay mai.
Trí Thức Trẻ/CafeBiz