MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thấy gì từ xuất nhập khẩu của Trung Quốc

12-07-2014 - 11:13 AM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc vừa công bố báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu tháng 6. Nước này đã ghi nhận quý có thặng dư thương mại lớn thứ 3 trong lịch sử. Tuy nhiên đây có phải là tín hiệu tốt?

Không phải lúc nào lớn hơn cũng là tốt hơn. Trung Quốc vừa công bố báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu tháng 6. Nước này đã ghi nhận quý có thặng dư thương mại lớn thứ 3 trong lịch sử. Quý II/2014, Trung Quốc có cán cân thương mại thặng dư 86 tỷ USD – tương đương với GDP của Đan Mạch tại cùng thời điểm.

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào các số liệu, xuất nhập khẩu của Trung Quốc không ấn tượng như người ta nghĩ. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng 4,9% trong quý II và đây chỉ là quý tăng mạnh thứ 29 trong thập kỷ vừa qua. Đây không phải là nguyên nhân chính tạo nên thặng dư thương mại. Trong khi đó, nhập khẩu quý II tăng trưởng 1,3% - thấp thứ 5. Nói một cách đơn giản, thặng dư được tạo nên từ nhập khẩu yếu, phản ánh nền kinh tế trì trệ hơn là lực cầu trên toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự bất thường của thặng dư thương mại ở Trung Quốc trong quý II vừa qua khi so sánh với tăng trưởng của xuất khẩu:

Thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc thường được sử dụng để thể hiện sức mạnh xuất khẩu của Trung Quốc và đôi lúc kéo theo sự giận dữ của các quốc gia khác. Tuy nhiên, số liệu quý II vừa qua lại làm tăng thêm lo ngại về đà giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong quý I, thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm tới 62% so với 1 năm trước, lấy đi khoảng 1,5 điểm phần trăm trong GDP (GDP quý I tăng trưởng 7,4% so với cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, thặng dư thương mại quý II mở rộng 31% so với 1 năm trước và được dự báo sẽ chỉ giúp GDP tăng thêm một chút.

Đây cũng là điều giúp lý giải tại sao Thủ tướng Lý Khắc Cường lại cho rằng mặc dù tăng trưởng kinh tế có tăng tốc trong quý II, Trung Quốc cần nhiều biện pháp chính sách hơn để hỗ trợ nền kinh tế. Rõ ràng là thặng dư thương mại có đóng góp cho tăng trưởng, nhưng không thể thay thế hoàn toàn sức mạnh nội lực.

 Minh Anh

huongnt

Economist

Trở lên trên