Thế giới của những "ông trùm cướp bóc" (P2)
Bỏ lại tất cả những mâu thuẫn, doanh nghiệp và nhà nước thực sự cần đối phương để cùng phát triển.
- 03-04-2014Thế giới của những "ông trùm cướp bóc"
- 14-04-2014Hãy mở cửa cho người nhập cư
- 11-04-2014Đôi bên cùng có lợi
- 10-04-2014Cạnh tranh xuyên lục địa
- 07-04-2014Khi chính phủ muốn "trói" doanh nghiệp
- 06-04-2014Đi tìm biện pháp đánh thuế tối ưu
- 05-04-2014Chính sách thuế: "Vặt lông ngỗng" cho khéo!
- 08-04-2014Hào phóng như người Ireland
- 09-04-2014Kentucky - Trung tâm hậu cần của nước Mỹ
Mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia và chính phủ các nước là mối quan hệ như thế nào? Làm cách nào để phát triển mối quan hệ này sao cho cả hai bên cùng có lợi? Đó chính là chủ đề của báo cáo đặc biệt được tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist thực hiện mà chúng tôi mong muốn giới thiệu tới bạn đọc.
Quan hệ cộng sinh
Ted Moran, chuyên gia đến từ Viện kinh tế quốc tế Peterson, các công ty đa quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt. Theo một suy luận tiêu chuẩn kiểu Mỹ, các công ty này trả lương cao hơn, xuất khẩu nhiều hơn và có đóng góp lớn trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển.
Ngược lại, về phía các doanh nghiệp, chính phủ là một phần không thể thiếu. Các cơ quan này không chỉ xây dựng hệ thống pháp luật và an ninh cơ bản và giúp doanh nghiệp vận hành ổn định trong bước đầu tiên xâm nhập thị trường mà còn cung cấp nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, giúp doanh nghiệp thuận lợi tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Thêm vào đó, chính phủ còn thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Trong một số ngành công nghiệp, chính phủ đóng vai trò đối tác chiến lược của doanh nghiệp. Trên thực tế, mức chi tiêu trung bình của chính phủ ở một nước phát triển chiếm khoảng 40% tổng GDP. Trong đó, chi tiêu cho an ninh quốc phòng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngành công nghiệp dược phẩm cũng được đầu tư đáng kể. Một mặt, các cơ quan y tế nhà nước là khách hàng lớn nhất đối với các loại thuốc. Mặt khác, các cơ quan nhà nước lại đóng vai trò kiểm duyệt các loại dược phẩm mới trước khi chúng được tiêu thụ thị trường. Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng phụ thuộc chặt chẽ vào các quyết sách của chính phủ. Chính sách tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng của chính phủ có thể tác động lớn đến toàn bộ diện mạo của ngành công nghiệp này.
Các chính sách của nhà nước có tác động sâu rộng (đôi khi ngoài ý muốn) tới cơ cấu xây dựng của doanh nghiệp. Ở Mỹ, mức thuế doanh nghiệp cao và hệ thống thể chế phức tạp đã cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cải tạo cấu trúc doanh nghiệp sang “quan hệ đối tác hữu hạn”.
Trên thế giới, chính sách khấu trừ thuế vào các khoản thanh toán lãi suất khuyến khích doanh nghiệp dựa vào vào các khoản nợ hơn là tích lũy vốn hay ủng hộ các công ty cổ phần tư nhân. Mặc dù nhiều giám đốc điều hành đang than thở vì sự can thiệp quá sâu của chính phủ, cổ phiếu của họ trên phố Wall vẫn không ngừng tăng điểm, lợi nhuận vẫn tăng đều đặn, đóng góp vào GDP nước Mỹ gần bằng mức sau chiến tranh.
Để thích ứng với quy mô tuyệt đối của thể chế nhà nước hiện nay, các công ty có nghĩa vụ tham gia trên nhiều cấp độ. Về phía chính phủ, họ được trông đợi sẽ có nhiều biện pháp mạnh tay hơn để giải quyết các vấn đề nhức nhối trong xã hội, từ việc cấm nhập khẩu các chất hóa học độc hại đến chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Những thách thức mới
Trong thời gian gần đây, mối quan hệ căng thẳng nhất có lẽ là giữa chính phủ và ngành công nghệ. Một số người tiêu dùng đang cảm thấy khó chịu khi một lượng lớn dữ liệu điện tử cá nhân bị thu nhập. Một số tiết lộ gần đây về mức độ giám sát của chính phủ đối với thư điện tử và các cuộc gọi cá nhân càng làm trầm trọng thêm mâu thuẫn này, tạo nên thế khó xử cho các công ty công nghệ cao. Họ nên đứng về phía người tiêu dùng để rồi có nguy cơ bị buộc tội cản trở an ninh quốc gia, hay nên nhượng bộ chính phủ và làm mất niềm tin với khách hàng?
Đảm bảo an sinh xã hội – mối quan tâm chung của cả nhà nước và doanh nghiệp cũng đang xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhiều doanh nghiệp nhỏ cho rằng Đạo luật chăm sóc y tế mới được thông qua ở Mỹ sẽ khiến họ gia tăng gánh nặng.
Thời gian nghỉ đẻ của bậc làm cha mẹ cũng gây nên nhiều tranh cãi. Nhiều chính phủ muốn kéo dài thời gian nghỉ phép đối với phụ nữ mang thai, và cho phép các ông chồng thời gian nghỉ kèm nhất định. Điều luật này dễ dàng được các doanh nghiệp lớn chấp nhận nhưng sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ.
Các doanh nghiệp lớn chấp nhận rằng họ cần xây dựng một mối quan hệ tốt với chính phủ và do đó hoạt động vận động hành lang phát triển mạnh mẽ. Ở một số nước, nguồn lực cho các chiến dịch này đều phụ thuộc vào doanh nghiệp. Nhiều người nghi ngờ rằng chìa khóa thành công trong kinh doanh không còn là vượt trội về sức cạnh tranh, mà phụ thuộc vào độ kết nối và các mối quan hệ. Vận động hành lang tạo nên một cuộc đua vũ trang nhỏ, trong đó luật pháp và các qui định về thuế trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, bởi các công ty đều tìm cách gây ảnh hưởng để đạt được mục đích riêng.
Trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế, một nước thường cố gắng bảo vệ ngành công nghiệp quan trọng của nước mình: ở Pháp là ngành nông nghiệp, Anh là ngành dịch vụ - tài chính. Ở các thị trường mới nổi, hành động bảo hộ còn được biểu lộ cụ thể hơn. Ở một số ngành công nghiệp như năng lượng, các công ty đa quốc gia phương Tây rơi vào thế khó khăn khi phải đàm phán với các “ông trùm” nhà nước, ví dụ như BP ở Nga.
Thảo Phương