Theo Trung Quốc, Hàn Quốc học cách hợp tác PPP trong xây dựng hạ tầng
PPP được Chính Phủ Malaysia rất quan tâm và được đưa vào “kế hoạch thứ 9 của Malaysia”.
- 10-08-2015Các ngành, lĩnh vực có dự án PPP sẽ được ưu tiên đầu tư
- 11-07-2015Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý về PPP
- 11-07-2015Nhân rộng mô hình đầu tư PPP
Trên thế giới, đối tác công - tư (PPP) là mô hình hợp tác phổ biến. Nhiều nước có đặc điểm tương đồng với Việt Nam đã áp dụng thành công mô hình này, Trung tâm nghiên cứu BIDV thống kê.
Hình thức đầu tư PPP đã được Hàn Quốc đẩy mạnh từ năm 1998 với việc ban hành Luật tham gia của tư nhân vào cơ sở hạ tầng.
Theo đó, luật quy định cụ thể về quy trình, quyền lợi và nghĩa vụ cũng như các cơ chế chia sẻ rủi ro nhằm giải thiểu tối đa các rủi ro kinh doanh tiềm ẩn của các nhà đầu tư.
Chính phủ cũng đã thành lập Trung tâm PPP (PIMAC) nhằm quản lý thống nhất các dự án trong cả nước.
Các nhiệm vụ của PIMAC bao gồm: Rà soát, sửa đổi, bổ sung khung pháp lý cho phù hợp với tình hình thực tế; tổ chức đấu thầu, đàm phán các dự án PPP; tổ chức nghiên cứu, đề xuất các cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư như đưa ra các mức bảo đảm doanh thu phù hợp với từng loại hình dự án, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng trước khi đầu tư, ưu đãi về thuế VAT, thuế thu nhập,....
Ngoài ra Chính Phủ cũng đã thành lập Quỹ đảm bảo tín dụng cơ sở hạ tầng nhằm cung cấp bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho nhà đầu tư.
Về hình thức đầu tư, đối với hầu hết các lĩnh vực chủ yếu áp dụng hai hình thức là BTO và BTL.
Malaysia đã phát triển mô hình PPP thông qua việc ban hành hướng dẫn và quy hoạch chi tiết từ năm 1983.
PPP được Chính Phủ Malaysia rất quan tâm và được đưa vào “kế hoạch thứ 9 của Malaysia”.
Cơ quan quản lý cao nhất đối với các hoạt động PPP là Ban PPP trực thuộc Chính Phủ, bên cạnh đó còn có sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ từ các cơ quan như Bộ tài chính, Tổng cục luật, Cục định giá, Cục đất đai và khoáng sản,....
Trong thời quan qua, hệ thống giao thông đường bộ của Trung Quốc lâm vào tình trạng quá tải. Thâm hụt ngân sách liên tục tăng, ước tính từ 1998 đến 2020 thậm hụt khoảng 150 tỷ USD.
Do đó, Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách ưu tiên sử dụng nguồn vốn tư nhân để đầu tư cho hệ thống giao thông đường bộ, mô hình PPP được áp dụng tại nhiều dự án.
Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách ưu tiên sử dụng nguồn vốn tư nhân để đầu tư cho hệ thống giao thông đường bộ.
Bắc Kinh đã công bố công khai danh sách các dự án có nhu cầu đầu tư theo hình thức PPP trên cả nước để gọi vốn. 1.043 dự án tại 29 khu vực có tổng mức đầu tư ước tính khoảng 321,6 tỷ USD.
Kinh nghiệm triển khai các dự án PPP tại một số quốc gia cho thấy hình thức đầu tư PPP đã được triển khai từ rất lâu, luật liên quan tới PPP được sớm hoàn thiện và chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế.
Bên cạnh đó đa phần các nước đều đã thành lập cơ quan chuyên quản của cả nước về hoạt động PPP, chịu trách nhiệm về việc quản lý và xét duyệt các dự án.
Trong quá trình triển khai, Nhà nước áp dụng đa dạng các hình thức đầu tư để phù hợp với đặc điểm dự án và năng lực nhà đầu tư.
Trong đó, đối với các lĩnh vực đường bộ, hình thức đầu tư BOT được sử dụng chủ yếu, trong khi đó lĩnh vực hàng không, đường sắt chủ yếu áp dụng hình thức nhượng quyền khai thác.
Bizlive