Thị trường "thở phào" với bài diễn văn của Tổng thống Nga Putin
"Nga không muốn và không cần phải chia cắt Ukraine. Nga sẽ luôn luôn bảo vệ lợi ích của họ thông qua các biện pháp chính trị, ngoại giao và pháp lý".
- 18-03-2014Crimea tuyên bố thành lập Ngân hàng trung ương
- 18-03-2014Ông Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là quốc gia độc lập
- 17-03-2014Sau Crimea, Kharkov cũng đòi trưng cầu dân ý
- 17-03-2014Khoảng 93% cử tri Crimea chọn Nga
- 16-03-2014Có được Crimea, Nga thiệt hại nặng về kinh tế?
- 16-03-2014Hiểu thêm về trưng cầu dân ý ở Crimea
- 14-03-2014Người dân Crimea đổ xô rút tiền ngân hàng
Hôm qua (18/3), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một hiệp ước nhằm tái hợp nhất bán đảo Crimea với Nga. Tuy nhiên, vị Tổng thống của nước Nga đã có một động thái xoa dịu người dân Ukraine khi nói rằng Moscow không có ý định gì đối với lãnh thổ của nước láng giềng phía Nam.
Trong bài diễn văn quan trọng trước Quốc hội Nga, ông Putin bác bỏ lệnh cấm vận cũng như những lời đe dọa của châu Âu và Mỹ, cho rằng phương Tây đã “bước qua ranh giới” bằng cách xúi giục cái mà ông gọi là “một cuộc nổi dậy” ở Kiev hồi đầu năm nay.
“Crimea là tài sản chung và là một nhân tố quan trọng tạo nên sự ổn định của khu vực. Vùng đất chiến lược này nên thuộc về một nhà nước hùng mạnh và trên thực tế đó chỉ có thể là Nga. Nếu Crimea ở trong tay Ukraine, cảng Sevastopol – vốn là nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen – sẽ thuộc về NATO”, ông nói.
Ông Putin đưa ra dấu hiệu Moscow không có kế hoạch gửi quân đội – vốn đã đóng quân ở Crimea trong 2 tuần qua – tiến sâu hơn nữa vào Ukraine. Tuy nhiên, ông nhắc lại lời buộc tội gay gắt cho rằng chính phủ được phương Tây hậu thuẫn ở Kiev là không hợp pháp.
(Xem thêm: Toàn cảnh khủng hoảng ở Ukraine)
Nói về người dân Ukraine, ông Putin cho rằng họ không nên tin vào những người sử dụng nước Nga để đe dọa họ, nói các vùng khác sẽ học tập theo Crimea. “Chúng tôi không muốn và không cần chia cắt Ukraine”.
“Hàng triệu người mang quốc tịch Nga và nói tiếng Nga đang sinh sống và sẽ tiếp tục sống ở Ukraine, và Nga sẽ luôn luôn bảo vệ lợi ích của họ thông qua các biện pháp chính trị, ngoại giao và pháp lý”.
Trong bài phát biểu của mình, ông Putin cũng nêu lên những nghi ngờ về việc Ukraine công bố chủ quyền đối với phần phía Đông và phía Nam trong quá khứ. Đây là những vùng mà người dân tộc Nga chiếm phần lớn dân số. Những vùng lãnh thổ này được trao cho Ukraine từ đầu những năm 1990 với sự đồng thuận của người dân. Năm 1954, Xô Viết quyết định chuyển Crimea từ Nga sang Ukraine và thực chất thì quyết định này đã vi phạm các quy tắc và hiến pháp có hiệu lực lúc đó.
Sau bài diễn văn lịch sử trước Quốc hội, ông Putin cũng phát biểu trước đám đông hơn 110.000 người tụ tập tại Quảng trường Đỏ gần Điện Kremlin tại trung tâm thủ đô Moscow, thể hiện sự ủng hộ của Nga đối với Crimea. "Crimea và Sevastopol đang trở về cảng quê hương, về nước Nga," ông nói.
(Xem thêm: Vì sao Nga muốn Crimea)
Các nhà lập pháp của Nga hi vọng sẽ hoàn thành các thủ tục trong ngày hôm nay và Crimea sẽ ngay lập tức trở thành lãnh thổ của Nga. Quá trình diễn ra chóng vánh kể từ khi đa số cử tri Crimea quyết định tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3.
Bài phát biểu của Tổng thống Nga đã được các nhà đầu tư thế giới hưởng ứng tích cực. Thị trường cho rằng đây là một bài diễn văn mang tính chất hòa giải nhiều hơn so với bất kỳ dự đoán nào.
"Nín thở" trước bài diễn văn của ông Putin, TTCK châu Âu ngay lập tức tăng điểm. Đến giữa phiên giao dịch chiều qua, chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 0,8%. Chỉ số RTS của TTCK Nga tăng 2,5% trong khi đồng ruble tăng giá. Sắc xanh cũng bao trùm TTCK Mỹ với các chỉ số tăng mạnh.
Thu Hương