MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường tín dụng toàn cầu có thể đóng băng nếu Hy Lạp vỡ nợ

17-06-2011 - 07:42 AM | Tài chính quốc tế

Ngoài ra, ngành ngân hàng châu Âu sẽ chấn động; ECB mất khả năng thanh toán; Bồ Đào Nha và Ireland sẽ vỡ nợ theo…

Nếu Hy Lạp vỡ nợ, cả thế giới sẽ cùng chịu tác động mạnh.

Mọi người dân trên thế giới này, từ người tiết kiệm tại Nhật cho đến người về hưu tại Mỹ, sẽ cảm thấy ảnh hưởng rõ ràng.

Hãy dự báo về điều sẽ xảy ra nếu Hy Lạp vỡ nợ

Các ngân hàng Hy Lạp sẽ bị quốc hữu hóa

Các ngân hàng Hy Lạp liên quan trực tiếp đến nợ công của nước này. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, nhiều ngân hàng sẽ buộc phải tìm nguồn vốn mới để bù lại cho thiệt hại và người gửi tiền vào ngân hàng Hy Lạp sẽ có thể rút tiền hàng loạt.

Chính phủ Hy Lạp khi đó sẽ buộc phải tuyên bố về một ngày nghỉ của ngành ngân hàng để ngăn hành vi rút tiền hàng loạt. Cuối cùng, nhóm ngân hàng có mối quan hệ mật thiết nhất sẽ bị quốc hữu hóa.

Ngành ngân hàng châu Âu chấn động

Các ngân hàng châu Âu hiện đang là chủ nợ lớn của Hy Lạp. Họ nắm khoản nợ khoảng 53 tỷ USD. Ngân hàng Pháp, Đức và Anh cho Hy Lạp vay tiền nhiều nhất.

Tín dụng toàn cầu thắt chặt

Sự lo lắng về tính ổn định của các tổ chức tài chính với liên quan trực tiếp và gián tiếp đến Hy Lạp sẽ trở nên lớn hơn. Các ngân hàng có thể sẽ hạn chế cho vay lẫn nhau. Nhiều ngân hàng khác sẽ buộc bên vay tiền phải đưa ra tài sản thế chấp. Thị trường tín dụng toàn cầu có thể đóng băng giống như thời kỳ sau khi ngân hàng Lehman Brothers.

Các quỹ tiền tệ tại Mỹ sẽ chịu nhiều thách thức

Các chuyên gia phân tích khẳng định các quỹ tiền tệ Mỹ có dính líu nhiều đến nợ ngắn hạn của các ngân hàng hơn dự báo của nhà đầu tư. Nếu các ngân hàng châu Âu không gia hạn được các thương phiếu, một số quỹ tiền tệ có thể sẽ thiếu vốn.

Ireland và Bồ Đào Nha sẽ vỡ nợ

Ireland và Bồ Đào Nha đang đương đầu với nhiều năm kinh tế tăng trưởng chậm bởi chính phủ các nước này cố gắng giảm nợ và bình ổn hệ thống ngân hàng.


Nếu Hy Lạp vỡ nợ, đặc biệt nếu nó bắt nguồn bởi làn sóng biểu tình dâng cao, hai nước trên có thể vỡ nợ theo. Nếu Hy Lạp có thể buộc chủ nợ giảm nợ, tại sao Ireland và Bồ Đào Nha phải trả đủ tiền?

Ngân hàng Trung ương châu Âu khủng hoảng

Hiện nay ECB đang có nhiều mối ràng buộc không chỉ đến nợ công của Hy Lạp mà còn với nợ của chính phủ Ireland. 

Nếu ngân hàng Hy Lạp và Ireland không giải quyết được nợ, ECB cũng sẽ có thể mất khả năng thanh toán. Tất nhiên, ECB, trong vai trò Ngân hàng Trung ương, sẽ luôn giải quyết được vấn đề này

Đức bước vào khủng hoảng chính trị

Bất ổn tại châu Âu có thể gây chấn động chính phủ Đức. Người Đức cho đến nay vốn phản đối các kế hoạch giải cứu. 

Bất kỳ động thái nào mà chính phủ Đức có thể đưa ra để ngăn khủng hoảng bắt nguồn từ Hy Lạp sẽ có thể đương đầu với tình trạng căng thẳng chính trị cho đến nay vốn đã tồn tại trong chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel.

Người tiêu dùng Mỹ “khốn khổ”

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ vốn đã rất thấp. Khủng hoảng tín dụng toàn cầu sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm. Kinh tế Mỹ có thể lại chịu thêm tác động tiêu cực và tiến gần hơn đến khả năng suy thoái.

Giới chính trị gia nói: “Đừng hoảng”

Chắc chắn các chính trị gia trên thế giới sẽ cố gắng trấn an người dân và cố gắng ngăn sự hoảng sợ. Dù họ có nói thế nào đi nữa, họ cũng chẳng thể thay đổi được mọi chuyện.

Bảo hộ dâng cao

Ông Rob Subbaraman, chuyên gia kinh tế tại Nomura Holdings, đã cảnh báo nếu Đức và Pháp đang đương đầu với nhiều khoản nợ lớn của nhóm nước Nam Âu, nhiều khả năng để cứu nhóm nước này, họ sẽ phải áp dụng hàng loạt biện pháp bảo hộ, khi đó nhóm nước như Pháp hay Đức sẽ mua hàng từ nhóm nước Nam Âu chứ không phải châu Á.

Kinh tế Trung Quốc “hạ cánh khó nhọc”

Nếu người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và châu Âu bảo hộ mạnh mẽ hơn, yếu điểm của kinh tế Trung Quốc sẽ lộ rõ. Nhu cầu đối với hàng hóa của Trung Quốc giảm cũng sẽ có thể khiến chính phủ nước này từ bỏ cuộc chiến chống lạm phát và chuyển sang trọng tâm phát triển kinh tế.

Lựa chọn thay thế này không khỏi khiến kinh tế Trung Quốc khốn khổ bởi phải trả “giá đắt” cho nhiều năm đầu tư quá mức vào nhà đất và hạ tầng.

Chính trị gia Mỹ ngừng tranh luận về trần nợ

Sau những rối loạn từ việc Hy Lạp vỡ nợ, nhiều khả năng chính trị gia Mỹ sẽ không tiếp tục căng thẳng với nhau về vấn đề trần nợ Mỹ. Giới chính trị gia sẽ nhanh chóng thống nhất với nhau và ủng hộ nâng trần nợ.

Mặt trời vẫn mọc

Hàng loạt những vụ việc đáng gây hoảng sợ trên không có nghĩa thế giới đã đến ngày tận thế. Mặt trời sẽ vẫn mọc mỗi ngày sau khi Hy Lạp vỡ nợ. 

Người dân trên thế giới sẽ vẫn yêu thương, kết hôn, sinh con, kết bán và tìm cách thích nghi trong một thế giới kém an toàn hơn trước đây.

Ngọc Diệp
Theo CNBC

ngocdiep

Trở lên trên