MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thủ tướng Trung Quốc đập bàn cho ai xem?

18-07-2013 - 08:38 AM | Tài chính quốc tế

Hai đối tượng chính: giới tinh hoa tài chính toàn cầu và hàng chục ngàn cán bộ trung cấp ở Trung Quốc.

Cái tin GDP Trung Quốc chỉ tăng trưởng có 7,5% trong quý vừa rồi ít khiến thị trường sợ hãi hơn người ta nghĩ.

Nhiều ngày nay, các quan chức Trung Quốc đã bóng gió việc chuyện này chẳng quan trọng gì. Họ úp mở, kinh tế năm nay có thể chỉ tăng trưởng 7% thay vì hai con số như thường lệ. Chẳng có gì phải lo.

(Xem thêm: Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc nói tăng trưởng 6,5% là “chịu được”)

Những quan chức này (từ Thủ tướng Lý Khắc Cường trở xuống) đang nói cho hai đối tượng chính nghe: giới tinh hoa tài chính toàn cầu và hàng chục ngàn cán bộ trung cấp ở Trung Quốc.

Các lãnh đạo cao cấp như Thủ tướng Lý hiểu kinh tế Trung Quốc cần giảm tốc. Quá nhiều tiền đang đổ vào những dự án vô giá trị, từ chung cư không ai ở đến nhà máy thép chẳng ai mua, và lỗi thường đổ lên đầu cán bộ địa phương với lý do chạy theo mục tiêu tăng trưởng.

Khi bóng gió mục tiêu ấy chẳng còn tối quan trọng nữa, Thủ tướng muốn khuyến khích tập trung vào chất lượng thay vì con số tăng trưởng.

Ông hy vọng sẽ chèo lái nền kinh tế Trung Quốc “hạ cánh mềm” với tiêu dùng cá nhân chứ không phải đầu tư sai và dự án ma mới là động lực tăng trưởng chính.

Đó là nỗ lực đáng khen ngợi của một người có tầm nhìn xa. Nhưng nếu Bắc Kinh không tiến hành cải cách chính trị đi kèm với kinh tế, tầm nhìn ấy có thể chẳng bao giờ thành hiện thực.

Thông điệp trái ngược

Cán bộ địa phương đang nhận được nhiều thông điệp trái ngược. Nhiều năm nay họ vẫn bị đánh giá trên khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng; và không mấy bất ngờ, họ hầu hết đều hoàn thành.

Một số giả mạo số liệu cho nhanh, số khác hướng luồng vốn giá rẻ cho công ty nhà nước và các công ty bất động sản thân thiết. Kể từ khủng hoảng tài chính 2008, tín dụng đã tưng từ 115% lên 173% GDP. Lãnh đạo đảng tuyên bố, điều này phải chấm dứt.

(Xem thêm: Cán bộ địa phương Trung Quốc giả mạo số liệu như thế nào?)

Dù vậy cán bộ địa phương vẫn bị đánh giá bằng một tiêu chí khác: khả năng duy trì ổn định. Mỗi ngày ở Trung Quốc lại có 500 vụ “tập hợp đông người”. Chính quyền địa phương thường mua ổn định bằng tiền hoặc tạo ra dự án để người biểu tình có việc mà làm.

Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận cải cách của ông sẽ “đau đớn” vì phải đóng cửa các công ty kém hiệu quả và ngừng nhiều dự án.

Dù vậy, dân thường Trung Quốc vẫn không có cách nào giải tỏa “bức xúc”, có khi còn ngược lại. Chế độ kiểm duyệt với các mạng xã hội như Sina Weibo giờ nghiêm ngặt hơn bao giờ hết.

Hình như Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng đảng có thể lấy lòng quần chúng bằng cách tái khẳng định các tuyên ngôn mang this lý tưởng. Gần đây ông đã phát động một “phong trào quần chúng” thủ tiêu “thói quan liêu, hình thức, phung phí, hưởng thụ.”

(Xem thêm: Website cho dân Trung Quốc “kêu oan” sập mạng ngay ngày đầu ra mắt)

Nếu hô hào không xong, cán bộ địa phương vẫn còn có thể nói chuyện bằng “gậy”. Trung Quốc chi tiền đảm bảo an ninh còn nhiều hơn cả quốc phóng.

Các cán bộ cao cấp hiểu chiêu này không thể dùng mãi. Gần đây Thủ tướng Lý đã “nhắc” các Ủy viên Bộ chính trị đọc sách của Alexis de Tocquiville về Cách mạng Pháp, chuyên gia Minxin Pei từ ĐH Claremont McKenna College cho biết.

Nguyên tắc dân chủ

Hai lãnh đạo Tập – Lý phải cân đối lại chương trình cải cách của họ. Ví dụ như họ đã nhắc đến chuyện áp dụng các nguyên tắc thị trường vào cho vay bằng cách thả nổi lãi suất. Đợt thắt chặt tín dụng gần đây được coi là một nỗ lực vụng về theo hướng đó.

Nới lỏng chế độ hộ khẩu sẽ giúp 250 triệu dân nhập cư ở Trung Quốc có vị trí xã hội bình thường và khuyến khích họ tiêu bớt số tiền tiết kiệm.

Cựu Giám đốc World Bank tại Trung Quốc, ông Yukon Huang, cho rằng chỉ riêng thế thôi cũng đủ tăng tỷ trọng tiêu dùng trong GDP thêm 2-3%. Ngoài ra, hệ thống an sinh xã hội tốt hơn cũng giúp giảm nhu cầu tiết kiệm.

(Xem thêm: Tiêu dùng Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới)

Quan trọng không kém, Bắc Kinh cần mở cửa hơn trên khía cạnh chính trị. Tự do báo chí sẽ thách thức các nhóm lợi ích đang chống đối với cải cách. Chỉ một tòa án có thực quyền mới thuyết phục được người dân Trung Quốc rằng nỗi thống khổ của họ sẽ được lắng nghe.

Các chuyên gia phân tích phương Tây đang cố trấn an khách hàng rằng sẽ không có chuyện Trung Quốc sụp đổ, và lãnh đạo nước này vẫn cầm cương đủ chắc để giám sát quá trình cải cách.

Nhưng giả chẳng hai ông Tập – Lý có thắng lợi, thì trên đường thành công ắt hai ông phải nhường bớt quyền lực cho nhân dân.

Quỳnh Oanh

tuannm

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên