Tiền trốn thuế tại Italy tương đương với hơn 30% GDP
Theo báo cáo này, GDP của Italy hiện ở mức 1.500 tỷ euro, nhưng số tiền mà người dân nước này trốn thuế hàng năm thông qua nhiều thủ đoạn tinh vi lên tới 540 tỷ euro, tương đương với hơn 30% GDP.
- 21-01-2016Đây là 5 cách giúp Việt Nam thu được tiền trốn thuế của Uber
- 17-01-2016Apple có thể phải hoàn trả 8 tỷ USD tiền trốn thuế tại châu Âu
- 13-01-2016Đây là câu trả lời của Uber Việt Nam khi bị Tp.HCM nói là trốn thuế
- 31-12-2015Apple dính án phạt trốn thuế lên tới 350 triệu USD tại Ý
"Tất cả chúng ta đều trốn thuế? Có lẽ thế." Đó là câu hỏi và tự trả lời mà Trung tâm nghiên cứu chính trị, kinh tế và xã hội Italy (Eurispes) đưa ra trong bản báo cáo về tình hình Italy trong năm 2016.
Theo báo cáo này, GDP của Italy hiện ở mức 1.500 tỷ euro, nhưng số tiền mà người dân nước này trốn thuế hàng năm thông qua nhiều thủ đoạn tinh vi lên tới 540 tỷ euro, tương đương với hơn 30% GDP.
Ngoài ra, mức "thu nhập" phi pháp trung bình của các hệ thống mafia cũng lên tới 200 tỷ euro mỗi năm. Đó là những con số thiệt hại khổng lồ đối với ngân sách của Italy do thuế vụ không thể thu được số tiền này.
Vậy số tiền thất thu thuế 540 tỷ euro kia trên thực tế từ đâu ra?
Theo Eurispes, lao động "chui," ám chỉ việc lao động không có hợp đồng hoặc không khai báo sở thuế, chính là nguồn thu nhập trốn thuế nhiều nhất. 80% số người trông trẻ, 78,7% số giáo viên dạy tư, 72,5% số lao động tự chủ tại gia trốn thuế, tiếp sau đó là người phục vụ, làm vườn, thợ điện, thợ mộc, với tỷ lệ hơn 50% số lao động không đóng thuế.
Theo Eurispes, số người trốn thuế ở Italy đang có xu hướng ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, bức tranh không chỉ có màu xám. Việc Italy đã thoát khỏi suy thoái kinh tế và đang có dấu hiệu phục hồi đã khiến tỷ lệ người dân Italy lạc quan về tình hình kinh tế đất nước tăng cao gấp đôi so với năm ngoái ( từ 14,6% lên 30,3%), trong khi số người tin rằng, tình hình đang tệ đi cũng giảm hơn một nửa, từ 58,4% xuống còn 23,3%. 14,1% người Italy cho rằng kinh tế nước này trong năm 2016 sẽ diễn biến tích cực hơn năm ngoái.
Số hộ gia đình nghèo gặp khó khăn về kinh tế khi không còn đủ tiền để chi tiêu vào cuối tháng đã giảm từ 47,2% năm ngoái xuống còn 27,3% năm 2016. Tuy nhiên vẫn có tới gần 45% số gia đình khẳng định rằng, họ chỉ có thể có tiền tiêu nếu tiết kiệm tối đa.
Cũng theo Eurispes, niềm tin của người dân Italy vào hệ thống chính trị đã tăng hơn, bất chấp việc năm 2015, Chính phủ Italy chìm trong nhiều vụ bê bối liên quan đến tham nhũng và sự cấu kết của nhiều quan chức với mafia. Sự tin tưởng của dân chúng vào các hệ thống cảnh sát ở Italy cũng cao hơn nhiều năm trước.
Vietnam+