Triều Tiên: Tăng lương 100 lần cho công nhân
Công nhân làm việc tại một số xí nghiệp khác có sản phẩm được xuất khẩu của Triều Tiên đã được trả lương từ 250 đến 350 nghìn won Triều Tiên.
- 11-11-2013Triều Tiên công khai tử hình 80 người vì xem phim Hàn Quốc
- 07-11-2013Cuộc sống thường ngày của người dân Triều Tiên
- 17-10-2013Triều Tiên mở thêm đặc khu kinh tế
Đây là một tin vô cùng bất ngờ, bởi đồng lương trước đó mà các công nhân này nhận được chỉ vào khoảng 3 đến 6 nghìn won. Như vậy, họ được tăng lương đột ngột từ 50 đến 100 lần.
Trên thực tế, 250 - 350 nghìn đồng won không phải là số tiền lớn và chỉ tương đương khoảng 30 - 40 USD theo thời giá hiện nay. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn Triều Tiên, đây là một số tiền rất lớn vì cho đến nay, đồng lương chính thức trong nước này chỉ vào khoảng 3 đến 4 nghìn won mỗi tháng. Số tiền này chỉ đủ để mua 1 đến 2 cân gạo ngoài chợ, vì vậy hầu hết công nhân phải sống nhờ vào khoản thu nhập từ việc làm thêm ở chợ và khu vực tư nhân. Như vậy, lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua, người lao động ở khu mỏ Musansky và một số xí nghiệp đặc quyền khác đã nhận được khoản lương có thể cho là đủ để sống được.
Tuy nhiên, việc tăng lương trên lại làm dấy lên nhiều lo ngại, đặc biệt là lo ngại lạm phát. Bởi khi công nhân của các xí nghiệp xuất khẩu ra chợ với những túi căng đầy tiền mặt, giá cả thị trường chắc chắn sẽ tăng vọt ngay, trong khi chỉ một số ít xí nghiệp thực hiện việc tăng lương. Mà điều đó có nghĩa là trong cùng một thành phố và với cùng một công việc như nhau, công nhân ở các xí nghiệp khác nhau sẽ nhận được mức lương chênh lệch nhau từ 50 đến 100 lần. Rõ ràng là điều này không tránh khỏi việc dẫn đến một loạt các rắc rối khác nhau về chính trị và kinh tế, trong đó đáng ngại nhất là lạm phát tăng cao.
Có lẽ Bình Nhưỡng hiểu rõ thực tế này, do vậy chính quyền vừa thông qua quyết định thanh toán một phần lương mới bằng hàng hóa. Vì vậy, các công nhân trên dù vừa được tăng lương song lại không được phép sử dụng các dịch vụ của thị trường.
Song nhiều nhà phân tích cho rằng việc cấm đoán này không hiệu quả trong thực tế. Điều này thể hiện rõ qua kinh nghiệm cải cách tiền tệ năm 2009, khi chính phủ Triều Tiên cũng đã công bố về việc gia tăng mức lương lên hàng trăm lần, sau đó, khi phải đối mặt với việc giá cả tăng vọt, họ cố gắng ổn định tình hình với sự trợ giúp của rất nhiều biện pháp cấm đoán hành chính. Những nỗ lực khi đó đã không đem lại kết quả gì.Dù vậy, những biện pháp đang được Bình Nhưỡng thực hiện cho thấy các nhà lãnh đạo Triều Tiên đã nhận thức được thực tế là nền kinh tế đất nước đang cần có sự thay đổi.