Trong điều kiện hiện nay, NHNN cần độc quyền cung ứng vàng miếng
Từ nay đến cuối năm sẽ nhập khẩu khoảng 20 - 30 tấn vàng và bán ra trên thị trường. Để mua lượng vàng này cần khoảng 1 tỷ USD.
Việc Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng và thực hiện những biện pháp để giám sát chặt tình trạng đầu cơ đã giúp ổn định lại thị trường vàng. Song, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng hơn 3 triệu đồng/lượng.
Mới đây Bản tin kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Quốc
hội cũng đặt ra một số vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý vàng miếng hiện
nay, trong đó có nhắc đến chuyện độc quyền vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước
kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới dự trữ ngoại hối; chênh lệch giá có thể kích
thích hoạt động nhập lậu vàng… chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu trao đổi về
vấn đề này.
Ngân
hàng Nhà nước đã đưa ra thị trường một khối lượng vàng lớn thông qua các phiên
đấu thầu, nhưng giá vẫn cao hơn 3 triệu đồng/lượng so với giá trên thị trường
thế giới. Theo Ông, tại sao mức chênh lệch này vẫn lớn?
Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế
giới còn lớn, nhưng so với trước khi đấu thầu (mức từ 6 đến 7 triệu đồng/lượng)
thì đây đã là tín hiệu vui. Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường vàng linh động
nên mức chênh lệch không còn quá cao như trước đây, dù vẫn chưa được như mong
muốn.
Tình trạng này có nguyên nhân trước hết do thị trường
vàng trong nước và thị trường thế giới chưa liên thông. Ngân hàng Nhà nước là đầu
mối duy nhất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng nên khó có thể
đáp ứng toàn bộ nhu cầu vàng của người dân hiện nay.
Qua các phiên đấu thầu vừa qua, Ngân hàng Nhà nước
đã đẩy ra ngoài lưu thông khoảng 60 tấn vàng trong 6 tháng vừa qua, trong đó có
gần 30 tấn vàng là để các ngân hàng tất toán trạng thái vàng, còn lại được các
nhà kinh doanh đưa vào lưu thông. Nhưng đúng là lượng vàng này vẫn chưa đủ để
đáp ứng nhu cầu của người dân.
Do nhu cầu còn cao hơn so với nguồn cung nên giá
vàng vẫn đội lên và chênh lệch với giá trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, tôi
tin rằng, giá vàng sẽ có xu hướng giảm trong thời gian tới.
Việc
Ngân hàng Nhà nước đang sử dụng ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối để nhập khẩu vàng
này sẽ có tác động gì đến nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia, thưa Ông?
Đây cũng là điều cần quan tâm, nhưng chưa đến mức độ
phải lo lắng. Bởi, trong thời gian qua, lượng ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước
bỏ ra để mua 60 tấn vàng là khoảng 3 tỷ USD. Và tôi ủng hộ chủ trương của Ngân
hàng Nhà nước là tiếp tục nhập khẩu và đấu thầu vàng trong những tháng cuối năm
để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Theo dự đoán của tôi, từ nay đến cuối năm sẽ nhập khẩu
khoảng 20 - 30 tấn vàng và bán ra trên thị trường. Để mua lượng vàng này cần
khoảng 1 tỷ USD. Số tiền này so với dự trữ ngoại hối quốc gia thì không đáng kể.
Ngoài ra, dù nhu cầu lớn, nhưng sức mua vàng của người
dân không phải là vô hạn. Đến thời điểm nào đó thị trường sẽ tương đối bão hòa.
Lúc đó, Ngân hàng Nhà nước không phải tốn nhiều ngoại tệ nhập khẩu vàng, cũng
không phải luôn bán ra mà sẽ mua vào. Khi mua vào thì lượng dự trữ ngoại hối sẽ
tăng lên.
Việc
Ngân hàng Nhà nước độc quyền cung ứng vàng miếng, cũng như các giải pháp can
thiệp thị trường thời gian qua đã giúp thị trường vàng ổn định hơn. Nhưng cũng
có lo ngại về sự độc quyền này, thưa Ông?
Đã có ý kiến lo về sự độc quyền vàng miếng của Ngân
hàng Nhà nước vì sẽ khiến thị trường không vận hành tốt. Nhưng thời điểm này,
Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phải có quyết sách nhập khẩu vàng rồi bán ra và trở
thành người mua bán cuối cùng.
Phải thực hiện biện pháp mang tính hành chính vì thị
trường vàng trong nước đang không ổn định. Vai trò độc quyền của Ngân hàng Nhà
nước trong thời điểm này là cần thiết. Thực tế thì cơ quan quản lý Nhà nước đã
có thành công nhất định trong việc quản lý vàng.
Cũng
có ý kiến cho rằng cần tách bạch giữa chức năng quản lý giám sát và chức năng
kinh doanh vàng. Ông có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
Trên lý thuyết thì ngân hàng Trung ương chỉ nên giữ
vai trò nhà quản lý thị trường vàng, không nên đóng vai trò kinh doanh vàng.
Nhưng vì nhu cầu khẩn trương và cấp thiết của nền kinh tế thì thị trường vàng
phải đi vào sự ổn định. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đóng cả hai vai trò là nhà quản
lý và cũng là người kinh doanh.
Tôi nghĩ khi nào thị trường vàng mang tính ổn định
thì Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét việc rút khỏi vai trò người kinh doanh, chỉ
giữ vai trò quản lý. Nhưng trong thời điểm này việc đóng cả hai vai trò nhà quản
lý và nhà kinh doanh là điều cần thiết để thiết lập sự ổn định cho thị trường
vàng.
Xin
cám ơn Ông!
Theo Vũ Dũng