Trung Quốc: Chỉ số PMI giảm đe dọa nền kinh tế đang hồi phục
Chỉ số giá sản xuất bất ngờ giảm xuống còn 48,2 điểm đã đặt một gánh nặng lên vai các nhà lãnh đạo Trung Quốc làm sao để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% mà thủ tướng Trung Quốc đã đề ra.
- 02-02-2015PMI của Trung Quốc chính thức xuống dưới 50 điểm
- 16-12-2014Chỉ số PMI của Trung Quốc giảm xuống dưới 50 điểm
- 01-12-2014PMI Trung Quốc thấp nhất 8 tháng
Chỉ số giá sản xuất Trung Quốc bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng làm rấy lên nhu cầu cho một chính sách ủng hộ trong nền kinh tế đã thấy một vài dấu hiệu ổn định trong thời gian gần đây. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tạm tính do Caixin Media và Markit Economics công bố ở mức 48,2 điểm giảm từ 49,4 điểm trong tháng trước và tệ hơn tất cả các dự đoán.
Điều này đã đặt một gánh nặng lên vai các nhà lãnh đạo Trung Quốc làm sao để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2015 mà Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đề ra. Tình trạng ế ẩm trong đầu tư bất động sản và sự bất ổn tại thị trường chứng khoán gần đây đã minh chứng cho rủi ro tồn tại ngay sau khi các nhà làm luật đẩy mạnh hỗ trợ trong vài tháng gần đây.
Theo Xu Gao, trưởng ban chuyên gia kinh tế tại Everbright Securities tại Bắc Kinh, sự tăng trưởng ổn định quý trước hầu hết đến từ ngành dịch vụ. Ông cho rằng Chính phủ Trung Quốc nên có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa, bao gồm cả chính sách kích thích đầu tư vào cơ sở hạ tầng và xúc tiến chương trình hoán đổi nợ (debt swap).
Giống như năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã phối hợp thực hiện một cuộc hoán đổi nợ cho các tỉnh, trong khi Ngân hàng trung ương thực hiện một loạt các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Ngân hàng TW Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất chuẩn cho vay một năm xuống mức thấp kỷ lục 4,85% trong tháng Sáu.
Shen Jianguang, trưởng cố vấn kinh tế tại Mizuho Securities Asia - Hong Kong thì cho rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn chủ yếu là nhờ vào chi tiêu chính phủ, các hoạt động khu vực tư nhân vẫn còn chậm chạp.