Trung Quốc đơn độc
Nga muốn có quan hệ tốt với các nước quanh biển Đông và không có ý định đụng chạm Đông Nam Á chỉ vì lợi ích của Trung Quốc
- 21-06-2014Trung Quốc kéo thêm giàn khoan, Obama lên tiếng
- 19-06-2014Trung Quốc “khôn” hay “dại”?
- 18-06-2014Nhật, Mỹ, ASEAN giảm đổ tiền đầu tư vào Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 20-6 kêu gọi Trung Quốc và các nước láng giềng giải quyết một cách hòa bình tranh chấp trên biển Đông, tránh để căng thẳng leo thang.
Tổng thống Mỹ lên tiếng
“Điều quan trọng là chúng ta có thể giải quyết tranh chấp hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế và khuyến khích tất cả các bên liên quan hành động theo khuôn khổ pháp lý để tránh leo thang căng thẳng, tác động xấu đến hàng hải và thương mại” - ông Obama nói trước báo giới.
Tổng thống Mỹ đưa ra tuyên bố trên sau cuộc gặp Thủ tướng New Zealand John Key, người cũng bày tỏ một mối quan tâm tương tự về vấn đề biển Đông.
Theo tìm hiểu của báo The Wall Street Journa l(Mỹ), 4 giàn khoan trên không nằm gần các vùng biển tranh chấp. Ông Gary Li, nhà phân tích hàng hải cấp cao của công ty tư vấn IHS, cho hay các hình ảnh vệ tinh không cho thấy có tàu tuần tra Trung Quốc theo hộ tống các giàn khoan nói trên như Hải Dương 981. Dù vậy, ông cảnh giác: “Vẫn còn quá sớm để rút ra bất cứ kết luận gì về số giàn khoan triển khai thêm của Trung Quốc”.
Đáng lo ngại hơn cả là giàn khoan số 9 bởi đây là giàn khoan nửa chìm nửa nổi cỡ lớn tương tự Hải Dương 981 và Trung Quốc chỉ có 2 cái loại này. Trong khi đó, các giàn khoan số 2, 4 và 5 sẽ được kéo ra gần Hồng Kông và đảo Hải Nam vào giữa tháng 8 tới, theo The Wall Street Journal.
Nga lạnh nhạt
Phát biểu tại Hy Lạp hôm 20-6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói: “Trung Quốc sẽ kiên định con đường phát triển hòa bình và quyết chống lại bất kỳ hành động nào nhằm tìm kiếm quyền bá chủ trong các vấn đề hàng hải. (...) Nếu để xảy ra xung đột, chiến tranh trên biển thì chỉ gây ra thảm họa cho nhân loại”.
Tuy nhiên, những tuyên bố từ giới cầm quyền Bắc Kinh khác xa với thực tế đang diễn ra trên biển Đông và Hoa Đông. Tờ The Diplomat ngày 21-6 bình luận căng thẳng trên biển Đông gần đây dường như đã vượt qua cả khủng hoảng Senkaku/Điếu Ngư sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam.
Thế giới đã thấy Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác công khai chỉ trích Trung Quốc gây bất ổn trên biển Đông, đồng thời thể hiện sự hỗ trợ dành cho Việt Nam và bảo vệ Philippines. Ngay cả Nga, quốc gia mà nhiều người Trung Quốc nghĩ là đã nâng tầm quan hệ song phương, cũng không ủng hộ lập trường của Bắc Kinh.
Theo The Diplomat, lý do đầu tiên khiến Nga lãnh đạm với Trung Quốc về biển Đông là vì 2 nước không phải là đồng minh như Mỹ - Nhật hay Mỹ - Philippines. Trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc nhấn mạnh nhân tố tích cực trong quan hệ Trung - Nga suốt một thời gian dài thì Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần khẳng định Moscow không xây dựng quan hệ đồng minh với Bắc Kinh.
Thêm nữa, Nga muốn có mối quan hệ tốt với các nước quanh biển Đông và không có ý định đụng chạm Đông Nam Á chỉ vì lợi ích của Trung Quốc. Nga cũng không hứng thú với việc đối đầu Mỹ trực diện trên biển Đông giữa lúc căng thẳng với phương Tây vì khủng hoảng Ukraine chưa hạ nhiệt.
Cuối cùng, Nga luôn lo ngại Trung Quốc có thể bành trướng sang cả vùng Viễn Đông của Nga hoặc biến nguồn lực dồi dào của khu vực này thành bàn đạp cho sự phát triển của Trung Quốc.
Philippines mở rộng cửa với Mỹ Nhật báo Inquirer dẫn lời Thiếu tướng Jeffrey Delgado, Tư lệnh Không quân Philippines, ngày 19-6 cho biết nước này sẵn sàng mở cửa tất cả 8 căn cứ không quân để Mỹ sử dụng một khi các rào cản pháp lý đối với Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng tăng cường giữa 2 nước được xóa bỏ. Thỏa thuận trên được ký nhân chuyến thăm Manila của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 4, qua đó cho phép tàu chiến, máy bay và binh lính Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines. Quân đội 2 nước đang chuẩn bị tập trận hải quân thường niên CARAT gần bãi cạn Scarborough trên biển Đông từ ngày 26-6 đến 1-7. Trong khi đó, dự kiến ngày 24-6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ thảo luận nhiều vấn đề tại Tokyo, trong đó có các tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc gần đây. |
Theo Huệ Bình