Trung Quốc hạ lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Đây là biện pháp kích thích mới nhất nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đấu tranh với tình trạng cổ phiếu mất giá.
- 25-08-2015TS Quách Mạnh Hào: 'Nhà đầu tư tháo chạy vì lo bong bóng kinh tế Trung Quốc vỡ'
- 25-08-2015Trung Quốc tuyên bố ngừng can thiệp vào TTCK
- 25-08-2015Vì sao Trung Quốc có thể khiến thị trường toàn cầu chao đảo?
- 25-08-2015Trung Quốc triển khai chiến dịch tấn công hệ thống ngân hàng ngầm
- 01-03-2015Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giảm lãi suất từ ngày 1/3
NHTW Trung Quốc vừa thông báo hạ lãi suất lần thứ 5 kể từ tháng 11 năm ngoái, đồng thời giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng thương mại. Như vậy Trung Quốc đã quay trở lại với biện pháp truyền thống để ngăn đà giảm mạnh nhất kể từ năm 1996 của TTCK cũng như của nền kinh tế.
Theo thông báo được PBOC công bố trên website tối nay (25/8), kể từ ngày mai lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm sẽ giảm 25 điểm cơ bản, xuống còn 4,6%. Lãi suất tiền gửi 1 năm cũng giảm 0,25%, xuống còn 1,75%. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 50 điểm cơ bản, giúp các ngân hàng bù đắp những lỗ hổng thanh khoản.
Đây là lần hạ lãi suất thứ năm kể từ tháng 11 năm ngoái, sau một thời gian dài Trung Quốc giữ lãi suất ổn định
Theo Lu Ting, chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán Huatai, có vẻ Chính phủ Trung Quốc đã ngừng sử dụng các biện pháp can thiệp phi truyền thống và chuyển sang các phương pháp quen thuộc để thúc đẩy TTCK cũng như nền kinh tế thực. "Bắc Kinh đã phát đi những tín hiệu tích cực và điều này sẽ giúp ích cho chứng khoán toàn cầu. Sử dụng nới lỏng tiền tệ để điều khiển chứng khoán và nền kinh tế là một phương pháp dễ chấp nhận hơn đối với thị trường vốn toàn cầu".
Ngay sau động thái của Trung Quốc, chứng khoán châu Âu và Mỹ phục hồi khá mạnh. Tính đến thời điểm hiện tại, S&P 500 đã tăng 2,2%, lên 1934,38 điểm. Đồng ruble của Nga dẫn đầu xu hướng phục hồi của các đồng tiền mới nổi, trong khi giá hàng hóa cũng hồi phục khỏi mốc thấp nhất kể từ năm 1999.
Bloomberg