MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc nỗ lực thoát khỏi vai trò "công xưởng thế giới"

17-09-2010 - 11:18 AM | Tài chính quốc tế

Việc cải tổ các ngành sẽ có thể giúp giảm chênh lệch thu nhập của nước này, đưa Trung Quốc vào con đường phát triển ổn định, bền vững hơn.

Các công ty tại trung tâm công nghiệp của Trung Quốc đang cố gắng tái đầu tư cho công việc kinh doanh của họ bởi lo sợ hoạt động sản xuất chi phí thấp đã giúp kinh tế nước này hồi phục đang trở nên quá thừa thãi.

Tập đoàn TAL, tập đoàn chuyên sản xuất hàng dệt may, đang chuyển hướng công việc sản xuất sang việc hỗ trợ JC Penny quản lý điện tử dự trữ áo của công ty này, từ việc quản lý tại cơ sở sản xuất cho đến dây chuyền bán lẻ tại Connecticut – Mỹ.

Chicony, công ty sản xuất thiết bị sử dụng trong Xbox từ Microsoft và cung cấp bàn phím máy tính cho Dell, đang đa dạng hóa sản phẩm bằng cách mới nhiều cửa hàng mới, hiện đã có 3 cửa hàng tại Trung Quốc và ngoài ra còn 7 cửa hàng khác theo kế hoạch.

Sau nhiều năm lắp ráp hệ thống cho Philips và nhiều công ty phương Tây khác, Kwonnie Electrical Products đang có kế hoạch riêng với thiết bị gia dụng.

Ông Benjamin Kwok, người sáng lập ra công ty với hơn 3.000 lao động, công xưởng lớn và nhà máy sản xuất nước ép trái cây, máy hút bụi cũng như nhiều thiết bị khác, cho biết: “Chúng tôi muốn có thiết kế và thương hiệu riêng. Nhiều khách hàng không vui vẻ khi chúng tôi muốn cạnh tranh với họ, tuy nhiên chúng tôi cũng không còn lựa chọn nào khác.”

Hiện còn quá sớm để biết cuối cùng các nỗ lực trên có thành công. Thế nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng sự cố gắng hoàn toàn cần thiết.

Đã nhiều năm nay, các nhà máy tại khu vực châu thổ sông Châu đã đóng vai trò như công xưởng sản xuất hàng chi phí thấp cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, khu vực này trở thành trung tâm xuất khẩu hàng hóa lớn nhất tại Trung Quốc. Nhà máy tại thành phố Đông Quản, nằm cách Hồng Kông khoảng 35 dặm, sản xuất hàng trăm triệu đôi giày mỗi năm cho công ty đồ thể thao thế giới như Nike hay Adidas.

Thế nhưng hiện nay, khi chi phí sản xuất tăng và Trung Quốc cố gắng tạo ra tầng lớp người tiêu dùng trung lưu, các chuyên gia cho rằng việc cải tổ các ngành của khu vực sẽ có thể giúp giảm chênh lệch thu nhập của nước này, đưa Trung Quốc vào con đường phát triển ổn định, bền vững hơn.

Ông Fan Gang, chuyên gia kinh tế tại đại học Peking, cho rằng: “Tôi hy vọng thế cạnh tranh của Trung Quốc trong vai trò nước sản xuất hàng giá thấp sẽ biến mất, càng sớm càng tốt.” Ông nhấn mạnh Trung Quốc cần nâng cấp và hướng tới giai đoạn phát triển tiếp theo.

Chi phí sản xuất đã tăng nhanh khi nguồn cung lao động khan hiếm và người lao động đòi lương cao hơn khi giá thực phẩm và bất động sản tăng nhanh.

Vài tháng trước đó, áp lực đã dâng cao khi hàng loạt các cuộc biểu tình xảy ra tại miền Nam Trung Quốc gây gián đoạn sản xuát của nhiều nhà máy sản xuất ô tô Nhật, mức lương lao động sau đó đã phải điều chỉnh tăng.

Ngoài ra, nhiều khả năng đồng nhân dân tệ sẽ tăng giá. Sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nước này giảm bớt. Lợi nhuận biên của các công sản xuất hiện đã thấp sẽ còn thấp hơn.

Để giảm thiểu chi phí, nhiều nhà máy thuộc khu vực châu thổ sông Châu chuyển cơ sở sản xuất vào nội địa nơi mức lương thấp hơn 30% so với khu vực duyên hải. Nhiều nhà máy sáng chuyển sang nước có chi phí lao động thấp hơn như Bangladesh và Việt Nam.

Thế nhưng đối với nhiều công ty đã đầu tư hàng tỷ USD vào các nhà máy tại đây, việc chuyển cơ sở sản xuất đi hoàn toàn bất lợi về tài chính. Chủ sở hữu nhiều nhà máy tại thành phố Đông Quản vì thế thử nghiệm những giải pháp mới.

Tại Thanh Tây, khu kinh tế tại Đông Nam thành phố Đông Quản, các quan chức địa phương đang cố gắng giúp các nhà máy đang gặp khó khăn thích ứng với thực tế mới. Nếu nhiều công ty ngại ngần rời đi, chính quyền địa phương sẵn sàng nới lỏng quy định và giảm thuế.

Khu vực Thanh Tây 56 dặm vuông hiện tập trung nhiều nhà máy dệt và điện tử, chủ yếu sản xuất cho các công ty tại Hồng Kông và Đài Loan chuyên cung cấp sản phẩm thương hiệu

Xuất khẩu tăng trưởng, khu vực Thanh Tây từ một vùng nông nghiệp sang khu công nghiệp sôi động với nhiều dây chuyền sản xuất. Khu vực sản xuất ra nhiều của cải cho Trung Quốc cũng như khu vực địa phương. Thế nhưng tình hình nguồn cung lao động thay đổi chóng mặt.

Nhiều năm trước, công nhân nhập cư xếp hàng dài bên ngoài các nhà máy với hy vọng xin được việc. Khi đó, 90% lao động trong số 350 lao động của Thanh Tây là người nhập cư. Phần lớn họ đến từ các tỉnh nghèo của Trung Quốc để tìm việc và chấp nhận mức lương 90 cent/giờ, mức lương phổ biến tại Thâm Quyến – Đông Quản.

Chính sách một con của chính phủ Trung Quốc đã thay đổi “bức tranh” nhân khẩu học, số người gia nhập thị trường lao động mỗi năm ít hơn. Ngoài ra chính sách cải thiện điều kiện lao động tại các tỉnh phía trong đã giúp cải thiện tăng trưởng tại nhóm khu vực này, nhiều lao động trẻ vì thế kiếm việc tại nhà. Các công ty thuộc khu vực sản xuất khó khăn hơn trong việc tuyển dụng lao động.

Những người đứng đầu khu vực đã cố gắng đưa ra chính sách hỗ trợ tuyển dụng lao động tuy nhiên trong dài hạn họ vẫn muốn đẩy mạnh đổi mới.

Vân Kiều
Theo Nytimes

ngocdiep

Trở lên trên