Từ Schengen đến sự ra đi của nước Anh, EU đang gặp rủi ro hơn bao giờ hết
Đồng euro đang bấp bênh, tuy vẫn được giao dịch khá nhiều. Vấn đề tị nạn và bất ổn chính trị vẫn là những điều làm đau đầu các nhà lãnh đạo EU. Tương lai nào đang chờ đợi EU và đồng tiền 17 tuổi?
- 26-02-2016IMF: Anh ơi, đừng rời EU
- 20-02-2016EU giữ lại Anh trong 'tình trạng đặc biệt'
- 15-02-2016Đồng 500 Euro trước nguy cơ bị ngừng lưu hành
Gói kích thích kinh tế của Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB không phải là điều duy nhất làm “tổn thương” đồng euro.
Châu Âu đang đứng trước hàng loạt khó khăn. Nước Anh muốn rời khối liên minh, làn sóng tị nạn tràn ngập khu vực, triển vọng kinh tế có phần bấp bênh còn ở Ireland, Tây Ban Nha, người ta lo vì bất ổn chính trị. Đồng euro đang ngày càng rủi ro. Nhà đầu tư vẫn cứ kỳ vọng rằng lãi suất sẽ giảm và ECB sẽ mua tài sản nhiều hơn. Tuy nhiên, họ cũng đang tự hỏi: còn có điều gì tệ hơn nữa diễn ra không.
Đồng euro bấp bênh
Ông Frances Hudson, chiến lược gia của Standard Life Investments liệt kê, đó là rủi ro chính sách tiền tệ, rủi ro chính trị trong EU, rủi ro địa chính trị từ bên ngoài do ảnh hưởng của di dân. Sau tất cả, người ta thấy EU tăng trưởng khá mờ nhạt, vòng xoáy phát triển tiêu cực đang dần lộ rõ.
Trong số các đồng tiền chính, euro là đồng tiền tệ thứ nhì, chỉ sau đồng bảng Anh. Đồng euro cũng rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tuần. Biến động giá càng nhiều hơn sau khi chủ tịch EU phát biểu sẽ làm mọi cách để giữ đồng tiền này.
Ông Hans Redeker, chiến lược gia của Morgan Stanley cho rằng, khi người ta phải đặt dấu hỏi lớn lên đồng euro, việc để người nước ngoài nắm giữ tài sản bằng đồng euro sẽ gây ra nhiều vấn đề. Hiện tại, người ta phải rất thận trọng và chắc chắn sau này sẽ còn có nhiều áp lực hơn nữa.
Ông cũng dự báo, đồng euro sẽ giảm xuống ngang bằng với đồng USD vào cuối năm nay, thậm chí là xuống mức 1 EUR chỉ bằng 0,96 USD như hồi năm 2002. Nhiều chuyên gia cũng đồng ý với dự báo rằng hai đồng tiền sẽ ngang giá vào cuối năm nay.
Sự ra đi của Anh và vấn đề tị nạn
Giá trị đồng euro giảm cũng có nghĩa là EU sẽ đẩy mạnh xuất khẩu. Nhưng đó chưa đủ để xuất khẩu thực sự tăng trở lại. Hôm 23/6, Anh quyết định ra khỏi khối EU làm tăng thêm thách thức chính trị chưa từng có tại khối này. Hơn nữa, vì dòng người tị nạn đổ về quá đông, khối EU quyết định giảm tự do đi lại trong vùng Schengen. Vấn đề là Schengen, với chính sách đi lại không cần hộ chiếu vốn để phát triển xuất khẩu giữa các nước trong khối. Do vậy, việc giảm tự do đi lại trong vùng Schengen lại trở thành vật cản trong lưu chuyển hàng hóa.
Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), năm 2015, hơn 1 triệu người đã vượt biển tới Hy Lạp, Italia và Tây Ban Nha. Chỉ trong hai tháng đầu năm nay, con số này đã là trên 100.000 người. Châu Âu sẽ phải nín thở chờ giải pháp cho vấn đề này khi lãnh đạo châu Âu gặp nhau vào ngày 7/3 tới.
Bất ổn chính trị
Bất ổn chính trị cũng là vấn đề nổi cộm tại EU. Ở Ireland, bầu cử chưa có người thắng. Trong khi đó, Tây Ban Nha đang bế tắc chính trị vì bầu cử không có kết quả.
Sau 17 năm phát triển, đồng euro vẫn trụ vững trong phạm vi 1,05 - 1,15 USD/EUR.
Theo ông Ewen Cameron Watt, giám đốc chiến lược đầu tư của BlackRock, điều thú vị người ta vẫn giao dịch với đồng euro. Rất có thể tại châu Âu đang thặng dư tài khoản vãng lai nên đồng EUR khan hiếm.
Cái kết
Dù có vẻ như đồng euro vẫn được trao đổi như thường nhưng những tác động của việc đình chỉ khu vực tự do Schengen lên đồng tiền này vẫn làm giới chức châu Âu lo ngại.
Bản thân châu Âu đang phải vật lộn để phục hồi từ suy thoái kinh tế và khủng hoảng nợ. Việc mua trái phiếu ngân hàng trung ương làm chi phí vay của các nước thành viên giảm xuống mức thấp kỷ lục. Trong khi đó, chương trình nới lỏng định lượng giúp các nước không phải bán nợ như trước nhưng lại làm đồng tiền giảm giá nghiêm trọng.
Ông Adam Cole, người đứng đầu bộ phận chiến lược ngoại hối toàn cầu tại Ngân hàng Hoàng gia Canada ở London cho biết, bức tranh ảm đạm về đồng euro cho thấy chắc chắn đồng tiền này sẽ giảm xuống mức bằng đồng USD và sẽ giữ ở mức này trong một thời gian.