MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì tiền sẽ luôn tìm ra con đường của riêng nó

10-07-2013 - 08:32 AM | Tài chính quốc tế

Quyết định hành chính sẽ không hạ lãi suất đi vay của doanh nghiệp cũng như thuyết phục được nhà đầu tư đừng lo ngại về độ khả tín của chính phủ.

50 năm trước, công ty vận hành đường cao tốc Autostrade của Italy phát hành 15 triệu USD trái phiếu Châu Âu (Eurobond) đầu tiên.

Đây là một chiêu né thuế tính vi nhiều hơn là một sáng tạo tài chính thông minh. Mục đích của giới ngân hàng London là thu hút số đô la đang chảy khắp Châu Âu (vì thế nên mới có tên Eurodollar) để tránh quy định về trần lãi suất tiền gửi của Mỹ.

Autostrade được chọn là nhà phát hành đầu tiên vì công ty này có quyền trả lãi (dưới dạng cuống lãi) mà không phải khấu trừ thuế tại Ý.

Trái phiếu Autostrade được phát hành ở sân bay Schiphol, Amsterdam để tránh thuế môn bài của Anh. Cuống lãi được trả ở Luxembourgh để tránh thuế thu nhập cũng của Anh.

Thị trường Eurobond sơ khai tăng trưởng vượt bậc nhờ Tổng thống Mỹ John Kennedy quyết định thu một loại thuế để người Mỹ không đầu tư vào chứng khoán nước ngoài.

Thế là các công ty đa quốc gia đang tính chuyện vay mượn bằng đồng đôla Mỹ tìm đến với thị trường Eurobond. Cùng lúc, các nhà đầu tư giàu có ở Châu Âu đang muốn tìm một nơi giữ vốn an toàn mà lại tránh được thuế suất cắt cổ ở lục địa già.

Trong vòng bốn thập kỷ sau đó, thị trường Eurobond tăng trưởng thần kỳ, khối lượng phát hành từ cán mốc 1 tỷ USD năm 1966 đã lập đỉnh 4,5 nghìn tỷ USD năm 2009.

Được Ngân hàng trung ương Anh khuyến khích, London trở thành trung tâm của thị trường Eurobond. Mục đích của nước Anh là hồi sinh trung tâm tài chính London, vốn đang vật lộn với khó khăn kinh tế trong nước cùng thế tan rã của Đế chế Anh.

Thị trường Eurobond mang lại nhiều công việc béo bở cho giới luật sự, kế toán và ngân hàng tại khu City of London, thậm chí nó còn giúp thu hút các ngân hàng nước ngoài sang London mở chi nhánh.

Đây là bước đầu tiên biến London từ một thành phố bẩn thỉu u ám thành thủ đô của nền tài chính toàn cầu như hiện nay.

Khi tỷ giá hối đoái được thả nổi vào đầu thập niên 1970, London dành luôn được vị thế trung tâm giao dịch ngoại hối. Sẵn đà lợi thế, sau này các giao dịch tài chính phái sinh cũng đổ dồn về London.

Dù cho nước Anh vẫn thích “lên lớp” các thiên đường thuế trên thế giới như Singapore về tầm quan trọng của công khai và minh bạch, nhưng ngành tài chính của nước Anh có ngày hôm nay cũng là nhờ quốc gia này sẵn sàng “chứa chấp” một thị trường vốn mù mờ với mục đích né thuế.

Cái giá của áp đặt

Eurobond là thị trường vốn hiện đại đầu tiên có quy mô quốc tế, không lâu sau, các thị trường giao dịch hối đoái và cổ phiếu nối nhau ra đời.

Lúc nào chính phủ các nước Châu Âu lục địa cũng ngờ vực các thị trường này. Với họ, thị trường là những tay đầu cơ luôn muốn làm rối loạn nền kinh tế đang vận hành một cách trơn tru.

Khi chính sách thiếu thuyết phục, thị trường làm mất giá nội tệ và đẩy lợi suất trái phiếu lên cao. Các nhà lãnh đạo Châu Âu muốn tạo ra một đồng tiền chung duy nhất phần nào cũng là vì họ đã chán ngấy chuyện phá giá tiền tệ trong cơ chế tỷ giá hối đoái cũ.

Mấy năm gần đây, cơn giận của họ hướng sang thị trường trái phiếu khi chi phí vay mượn của chính phủ một số nước vùng rìa khu vực eurozone tăng cao.

Giải pháp của giới chính trị là áp đặt hoặc đề xuất một loại các loại thuế và quy định mới, từ hạn chế bán khống và giới hạn lương thưởng nhân viên ngân hàng tới đánh thuế các giao dịch tài chính, tất cả đều nhằm mục đích khống chế quyền năng của thị trường.

Tuy vậy, các chính phủ Châu Âu nên nhớ lấy bài học thành công của Eurobond: Quyết định hành chính sẽ không hạ lãi suất đi vay của doanh nghiệp cũng như thuyết phục được nhà đầu tư đừng lo ngại về độ khả tín của chính phủ, vì tiền sẽ luôn tìm ra con đường của riêng nó.

Nếu giao dịch ở Châu Âu tốn thuế, “chợ” sẽ chọn “họp” chố khác. Nếu quy định quá phức tạp, doanh nghiệp sẽ tìm đến những quốc gia “dễ thở” hơn.

Thập niên 1960, Mỹ đã dành tặng London một món quà tuyệt diệu, nay Châu Âu đang giúp đảm bảo thắng lợi cuối cùng cho những trung tâm tài chính như Singapore và Hong Kong.

Minh Tuấn

tuannm

The Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên