MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tài dùng người của Hốt Tất Liệt và bài học quý mà các ông chủ thời hiện đại nên học hỏi

19-05-2020 - 11:48 AM | Sống

Chỉ một thuật dùng người, có thể thấy tài trí của Hốt Tất Liệt.

Hốt Tất liệt được biết đến là vị vua đã thống nhất Trung Quốc thời cổ đại, lập ra nhà Nguyên, ông là vị hoàng đế kiệt xuất có gốc là người Mông Cổ. Sự kiệt xuất của Nguyên Thế Tổ không chỉ thể hiện ở việc ông đã góp phần mở rộng bản đồ Trung Quốc mà còn thể hiện trong việc dùng người có con mắt tinh tường nhìn nhận nhân tài.

Việc bổ nhiệm người mới 18 tuổi -  An Đồng làm thừa tướng chính là một minh chứng cho việc ông không trọng lai lịch, dám đề bạt người tài.

An Đồng là cháu của Mộc Hoa Lý – một trong Tứ kiệt khai quốc, tuy nhiên sự xuất sắc của anh ta không thể hiện ở việc là con cháu nhà quan mà ở việc trưởng thành trước tuổi và có tầm nhìn. 13 tuổi nhờ công lao của ông nội mà được phong làm quan đứng trên trăm người. Nhưng không muốn dựa vào cái bóng của ông cha mà muốn tự lập nên đã không ngừng học tập, phấn đấu.

Tài dùng người của Hốt Tất Liệt và bài học quý mà các ông chủ thời hiện đại nên học hỏi - Ảnh 1.

Hốt Tất Liệt trong cuộc chiến giành vương vị với A Lý Bất Ca giành phần thắng, bắt gọn bè cánh mấy nghìn người, rồi quay qua hỏi An Đồng "Ta muốn diệt cỏ tận gốc, ngươi thấy sao ?"

An Đồng đáp "Bọn họ cũng chỉ là đi theo chủ nhân, phục tùng A Lý Bất Ca không được quyền lựa chọn. Ngài vừa đăng cơ đã giết mấy nghìn người, nếu vì chút thù tư mà giết bá tánh, sao có thể khiến thiên hạ thành tâm quy phục"

Hốt Tất Liệt không ngờ rằng một người trẻ 16 tuổi có thể nói lời có kiến thức, đạo lý như vậy khiến ông vô cùng ngạc nhiên. Kể từ đó trở đi, ông càng xem trọng An Đồng.

Thấm thoát 2 năm, An Đồng đã 18 tuổi, Hốt Tất Liệt nhận thấy đây là một quần thần trung thành, túc tri đa mưu, hành sự quyết đoán đã đề đạt là thừa tướng. Tuy nhiên sau khi biết chuyện An Đồng đã một mực từ chối: "Hiện giờ, Đại Nguyên đã dẹp yên ba phương, tuy nhiên vùng Giang Nam vẫn chưa quy hàng triều đình, thần tuổi trẻ ít kinh nghiệm, e sợ tứ phương vì đó mà khinh nhẹ triều đình, xin bệ hạ minh xét cao minh. Tuy nhiên Hốt Tất liệt chủ ý đã định quyết không lay động.

An Đồng tuổi còn trẻ nhưng lại túc trí đa mưu, khiến nhiều kẻ ghen ghét đố kị. nhiều kẻ chức quyền có ý định tước quyền của An Đồng đã kiến nghị để thượng thư A Bất Mã lên làm thừa tướng, còn An Đồng xuống nắm chức tam công. Hốt Tất Liệt để các đại thần thảo luận chuyện này.

Thượng Đình đại thần kịch liệt phản đối: "An Đồng là trụ cột cuả quốc gia, nếu làm tam công khác nào chỉ là hư danh mà tước đi thực quyền, quyết không thể được". Hốt Tất Liệt tán thành ý kiến và giữ chức thừa tướng của An Đồng.

Đến năm 49 tuổi An Đồng mất, trong suốt 31 năm làm thừa tướng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự thịnh vượng và ổn định của nhà Nguyên.

Một xã hội, một tổ chức, một doanh nghiệp, nếu chọn lựa nhân tài chỉ nhìn vào lai lịch, vào thành tích trong quá khứ, phân biệt đối xử vậy sẽ chỉ có thể đi theo lối mòn, cứng nhắc và cố chấp không thể tiến bộ. Giữa hai thước đo tư cách và thực lực cổ nhân đã chỉ ra lấy tư cách để dùng người chỉ có hại.

Để một thanh niên 18 tuổi làm thừa tướng, trong mọi triều đại Trung Quốc thậm chí cho đến ngày nay đây là điều chưa từng xảy ra.

Nhưng nếu Hốt Tất Liệt dùng thước đo tư cách thì có lẽ phải đợi đến khi An Đồng 40 tuổi thậm chí già hơn nữa mới có thể chọn anh ta làm thừa tướng, lúc ấy thì nhuệ khí đã không còn, đầu óc chậm chạp, thì có thể đã cùng một giuộc với đám quan kia rồi. Hốt Tất Liệt đã không màng đến tuổi tác, lời đàm tiếu của quần thần, tư cách.. mà nhìn nhận vào tài năng để trọng dụng, giao một chức trách nặng nề cho An Đồng.

Tài dùng người của Hốt Tất Liệt và bài học quý mà các ông chủ thời hiện đại nên học hỏi - Ảnh 2.

Có thể thấy, chính trị gia và các nhà triết gia trong lịch sử đều gạt bỏ các tiêu chuẩn chọn người tài như danh tiếng, gia thế, tư cách, mà nhìn vào tài đức để chọn lựa. Dựa vào tiêu chuẩn này, họ đã lựa chọn được rất nhiều quan văn võ tướng kiệt xuất.

Nếu chỉ cần là người tài đức, bất luận xuất thân ra sao, tuổi tác ra sao đều sẽ được trọng dụng. Vả lại nếu chọn người tài mà mang thành kiến thì sẽ chỉ bỏ xót nhân tài mà thôi.

Với các lãnh đạo doanh nghiệp mà nói, tuổi tác, gia thế, tư cách chỉ là một tiêu chí vỏ bọc, không thể phán ánh tài năng thực tế của họ. Người lãnh đạo khi tìm kiếm nhân tài hãy xem đến tài trí, bất kể xuất thân, gia thế như nào, chỉ cần có thực lực thì hãy trọng dụng.

Nhà lãnh đạo cần đề bạt những người trẻ có năng lực, càng trọng dụng sớm ngày nào thì càng có lợi cho doanh nghiệp ngày dó, có thể khiến tài năng của họ phát triển hơn nữa, và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn nữa.

Theo Thanh Hải

Trí thức trẻ

Trở lên trên