Tại sao bác sĩ trong phòng mổ lại mặc áo màu xanh thay vì màu trắng?
Áo blouse trắng và hình ảnh người bác sĩ từ lâu đã song hành cùng nhau, nhưng không phải trong phòng phẫu thuật.
- 19-08-2021Thu về cả trăm triệu đồng/tháng nhưng chỉ mặc áo không quá 400k, phần lớn đem đi tiết kiệm: Đâu ai biết trước khi nào sẽ nghèo, rủi ro sẽ đến?
- 18-08-2021Quy tắc ‘23 nghìn đồng’: Thà mua giày 600 nghìn đồng còn hơn áo tiền triệu giảm giá còn 575 nghìn đồng
- 16-08-2021Cặp đôi "đánh liều" nghỉ việc rồi kiếm bộn tiền từ việc cho thuê quần áo, hút 30 triệu USD vốn đầu tư: "Thành thật mà nói, chúng tôi không biết mình ngu ngốc hay dũng cảm"
Mọi người đều biết rằng "áo blouse trắng" đồng nghĩa với hình ảnh bác sĩ.
Vì vậy, trong mắt của hầu hết mọi người, các bác sĩ đều mặc đồng phục màu trắng.
Tuy nhiên, trong nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh, và cả trong thực tế, khi họ đang thực hiện các ca phẫu thuật, các bác sĩ lại mặc đồng phục màu xanh lá cây hoặc xanh lam.
Tại sao họ không mặc áo màu trắng khi vào phòng mổ? Có phải chỉ vì quần áo trắng dễ bị bám bẩn? Hay có những công dụng đặc biệt khác?
Áo trắng và hình ảnh bác sĩ từ lâu đã song hành cùng nhau.
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu tại sao các bác sĩ mặc đồng phục màu trắng?
Nhìn chung, các bệnh viện sẽ phải thường xuyên vệ sinh đồng phục của nhân viên. Rõ ràng, bởi đối với những người làm việc trong bệnh viện thì đồng phục quần áo phải được khử trùng một cách cẩn thận.
Vấn đề là nhiều chất khử trùng có tác dụng tẩy trắng, và nếu bạn sử dụng các màu khác cho đồng phục của nhân viên y tế, thì những loại quần áo này sẽ bị phai màu khi sử dụng chất khử trùng. Do đó, đồng phục màu trắng tiện lợi và không bị phai màu.
Thứ hai, việc lựa chọn đồng phục màu trắng sẽ khiến người nhìn vào, ở đây là bệnh nhân và người nhà của họ, cảm thấy nhẹ nhàng hơn về mặt thị giác, cũng như không dễ bị kích thích thần kinh.
Màu trắng còn tượng trưng cho sự trong sáng và sạch sẽ. Nhân viên bệnh viện mặc "áo trắng" nhằm tạo niềm tin về một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, cũng như tạo sự an tâm cho người bệnh.
Nếu để ý, bạn cũng có thể nhận thấy rằng các y tá sản khoa và nhi khoa thường mặc đồng phục màu hồng. Đây có phải vì hồng là màu dễ thương dành cho trẻ em không?
Quả thực là như vậy, màu hồng trông rất mềm mại, tượng trưng cho sự ấm áp và hài hòa. Nhưng điều quan trọng hơn là hầu hết trẻ em đều sợ tiêm nên có tâm lý sợ hãi và phản kháng với các bộ đồng phục màu trắng.
Hiệu ứng hình ảnh mang lại khi các y bác sĩ sử dụng đồng phục màu hồng sẽ tốt hơn rất nhiều, và nó cũng có thể làm giảm bớt sự sợ hãi của trẻ em khi nhập viện.
Trẻ em đôi khi có xu hướng mẫn cảm với màu trắng và thoải mái với màu hồng hoặc xanh nhạt.
Quay lại chủ đề chính, tại sao bác sĩ và trợ lý không mặc đồng phục màu trắng khi phẫu thuật?
Thực tế, ngay từ đầu, các nhân viên y tế trong phòng mổ đã mặc đồng phục màu trắng. Nhưng, mọi chuyện thay đổi khi một bác sĩ phát hiện ra nhược điểm của bộ đồng phục trắng này.
Cụ thể, khi bác sĩ chuyển tầm mắt từ các khu vực màu đỏ do ảnh hưởng của máu trên người bệnh nhân sang nhìn vào bộ đồng phục màu trắng của cộng sự, người này đột nhiên không thể nhìn rõ mọi thứ.
Hiện tượng này giống như việc khi đi ra ngoài trời vào mùa đông và nhìn thấy ánh nắng phản chiếu từ tuyết, nhiều người sẽ đột nhiên bị ngất xỉu. Có thể hình dung rằng hầu hết thời gian trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phải đối mặt với các hình ảnh bên trong cơ thể con người.
Nói cách khác, luôn có một mảnh màu đỏ như máu ở trong tầm nhìn của họ.
Tuy nhiên, mức độ và sắc thái đỏ ở mỗi cơ quan trên cơ thể con người là khác nhau, có sâu, có nông. Khi đôi mắt liên tục hoạt động trong điều kiện này, khả năng phân biệt "màu đỏ" của mắt người sẽ dần yếu đi. Cuối cùng, nó có thể dẫn đến hiện tượng "quá bão hòa" và các bác sĩ sẽ không thể nhận ra sự khác biệt nhỏ về màu đỏ giữa các bộ phận khác nhau.
Và những rối loạn thị giác như vậy dễ gây ra những sai sót y khoa không đáng có.
Nhưng tại sao lại sử dụng đồng phục màu xanh lá cây hoặc xanh lam, thay vì các màu khác? Điều đó có giải quyết được vấn đề đặt ra ở trên?
Đúng, bởi vì màu xanh lá cây hay xanh lam chính là màu tương phản của màu đỏ.
Bảng màu tương phản
Vai trò của màu xanh lá cây hay xanh lam là giúp các bác sĩ làm mới ấn tượng về màu đỏ trong thị giác, để bộ não không bị mẫn cảm với màu đỏ.
Trên thực tế, rất đơn giản để làm điều này, miễn là họ thỉnh thoảng nhìn vào thứ gì đó có màu xanh trong suốt quá trình làm việc. Nhưng, sẽ thuận tiện hơn khi đặt các "màu xanh" này lên quần áo, để họ có thể nhìn thấy một cách tự nhiên, thay vì bắt họ phải tìm kiếm một vị trí nhất định để nhìn ở đâu đó trong phòng mổ.
Do đó, sử dụng màu xanh lá cây và xanh lam làm đồng phục trong phòng phẫu thuật không chỉ cải thiện thị lực của bác sĩ phẫu thuật mà còn cho phép họ nhìn thấy các sắc thái khác nhau của màu đỏ.
Điều này có thể giúp bác sĩ phẫu thuật tập trung vào việc phân biệt các sắc thái khác nhau của cơ thể con người trong quá trình phẫu thuật, đồng thời làm giảm khả năng mắc sai lầm trong suốt quá trình đôi khi kéo dài hàng giờ này.
Chưa kể, trong môi trường phòng phẫu thuật, quần áo các bác sĩ và y tá rất dễ dính các vết máu đỏ. Nếu họ mặc đồ màu trắng, vết máu sẽ gây ra thêm các vết màu đỏ trên quần áo của họ. Trong khi đó, khi mặc đồng phục xanh lá cây và xanh lam, những vệt đỏ này sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu, do đó cũng đóng vai trò điều chỉnh thị giác.
Bác sĩ không phải là anh hùng, họ chỉ là những người bình thường. Nhưng khoảnh khắc khi họ mặc lên bộ đồng phục trắng, họ bỗng nhiên sẽ trở thành một bức tường cao ngăn cách giữa chúng ta và bệnh tật.
Hãy tôn trọng và cầu chúc cho họ luôn mạnh khỏe.
Trí thức trẻ