Tại sao các nước châu Á lại phản ứng trái ngược nhau trước cơn sốt tiền ảo bitcoin?
Trong khi chính phủ Trung Quốc ra lệnh ngừng tất cả các hoạt động với Bitcoin, Nhật đã có luật chính thức để hợp pháp hóa loại giao dịch này từ tháng 4 và Hàn Quốc đang là thị trường tiềm năng nhất cho nó.
- 06-10-2017Đến cả Giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế cũng thừa nhận: 'Bỏ qua tiền ảo là thiếu khôn ngoan'
- 03-10-2017Nhìn biểu đồ sau để thấy Trung Quốc mạnh tay với tiền ảo ra sao
- 01-10-2017Bằng tiền ảo, một công ty uy tín ở Canada vừa gọi vốn được 100 triệu USD, 'khủng' nhất trong lịch sử thế giới - Ai bảo ICO chỉ toàn lừa đảo?
- 29-09-2017Sau Trung Quốc, đến lượt Hàn Quốc cấm gọi vốn bằng tiền ảo
Cách đây không lâu, Trung Quốc vẫn là trung tâm của hoạt động Bitcoin, trong khi phần còn lại của châu Á nhìn không mấy quan tâm. Bây giờ, tình thế đã hoàn toàn đảo ngược: chính phủ Trung Quốc chính thức ra thông báo cấm mọi hoạt động của đồng tiền ảo trong khi hàng trăm ngàn người Nhật bắt đầu đổ xô vào các hoạt động kinh doanh Bitcoin, làm cho sàn trao đổi Bitcoin chính của Nhật Bản, bitFlyer, trở thành sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới chỉ trong vài tuần.
Người Hàn Quốc cũng tỏ ra quan tâm đến tiền ảo, mặc dù họ thường chọn đối thủ của Bitcoin là Ethereum và Ripple. Việc trao đổi đã trở nên phổ biến đến nỗi hai sàn giao dịch của Hàn Quốc, Bithumb và Coinone đã mở cửa hàng tại Seoul để mọi người có thể đến thăm và mua bán trực tiếp.
Khách hàng thảo luận các xu hướng giao dịch tại cửa hàng Seoul của Coinone, một công ty giao dịch tiền tệ ảo của Hàn Quốc.
Kể từ khi Bitcoin được tạo ra vào năm 2009, nó đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới vì khả năng bất định hình - một loại tiền tệ ảo đang thử thách các chính phủ và các định chế tài chính. Nhưng ở Hàn Quốc và Nhật Bản, các tổ chức quan trọng nhất của nước này lại đang dẫn đường.
Giao dịch tiền ảo của Nhật chỉ diễn ra sau khi chính phủ thông qua luật vào tháng 4, và là chương trình trao đổi tiền tệ ảo được cấp phép đầu tiên trên thế giới. Yuzo Kano, người sáng lập và giám đốc điều hành của bitFlyer cho biết: "Người Nhật có khuynh hướng bảo thủ với những khoản đầu tư của họ, nhưng một khi họ cảm thấy tò mò, họ sẵn sàng đánh cược rất lớn.”
Tại Hàn Quốc, nền thương mại bằng tiền ảo càng phát triển sau khi tập đoàn lớn nhất của nước này là Samsung công bố vào tháng 5 rằng họ đã tham gia vào một liên minh của các công ty toàn cầu nhằm tìm kiếm khả năng áp dụng Ethereum cho các tập đoàn và doanh nghiệp lớn.
Các công ty ở cả Nhật Bản và Hàn Quốc đang thử nghiệm công nghệ blockchain, cho phép nhiều bên cùng chia sẻ các tài liệu kỹ thuật số. Một liên minh của các ngân hàng Nhật Bản đã tuyên bố tuần trước rằng họ đang chuẩn bị giới thiệu một loại tiền điện tử quốc gia, J Coin, có một số điểm tương tự Bitcoin. Cho đến nay, kinh doanh tiền tệ ảo tại Nhật Bản và Hàn Quốc không bị ràng buộc, theo bất kỳ cách nào, dù mua hoặc bán những thứ với Bitcoin hoặc bất kỳ đồng tiền ảo nào.
Trái lại, tại Trung Quốc, Bitcoin đã bị thất bại nặng nề trước chính sách kiểm soát gắt gao của chính phủ nước này. Dù từng có thời điểm Trung Quốc chiếm hơn ba phần tư tổng lượng giao dịch của Bitcoin trên toàn cầu, chính phủ nước này luôn có động thái để làm dịu cơn sốt đầu cơ. Các biện pháp mới nhất có vẻ là nghiêm trọng nhất. Tất cả các giao dịch của Bitcoin đã ngừng vô thời hạn vào cuối tháng 10 vừa qua. Một số trong cộng đồng Bitcoin của Trung Quốc tin rằng kinh doanh sẽ được tiếp tục sau cuộc họp thường niên của Quốc hội diễn ra vào giữa tháng 10 - nhưng không có dấu hiệu rõ ràng về điều đó.
Khi tin tức này bị rò rỉ vào tháng 9, giá của hầu hết các đồng tiền ảo đều giảm mạnh. Tuy nhiên, nó không gây chấn động gì đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, và giá trị của các mã bảo mật điện tử đã bù đắp phần lớn thiệt hại của họ.
Giá của Bitcoin gần đây đạt khoảng 4.300 USD, giảm 12% so với hồi đầu tháng trước. Tuy nhiên, mức tăng này đã tăng khoảng 50% so với tháng trước và tăng hơn 340% kể từ đầu năm.
Bitcoin đã được sử dụng - gây tranh cãi nhiều nhất - để mua thuốc trực tuyến và thực hiện thanh toán tiền chuộc ảo cho các hacker. Ngoài tất cả những điều đó, nó còn là một tài sản đầu cơ. Mọi người mua và bán nó vì nó khan hiếm - chỉ có 21 triệu Bitcoins sẽ được tạo ra - và các nhà đầu tư hy vọng nó sẽ thu được các lợi ích từ nó trong thế giới thực ở tương lai không xa.
Biểu đồ minh họa giá trị thị trường và tỉ lệ phổ biến của các đồng tiền ảo.
Nhật Bản dường như là nước có vị trí nhiều lợi thế nhất để bắt kịp thời điểm đó. Người tạo ra Bitcoin mang một cái tên Nhật Bản, Satoshi Nakamoto, dù không ai biết người này trông như thế nào. Hầu hết mọi người từ những năm đầu Bitcoin ra đời còn không tin rằng người đứng sau Bitcoin là người Nhật.
Sàn giao dịch tiền ảo của Nhật, bitFlyer, chỉ hứng thú với các giao dịch có lợi cho các hợp đồng tương lai và không phổ biến ở nơi khác nhưng xét trên bảng xếp hạng, bitFlyer đang lưu trữ nhiều giao dịch hơn bất kỳ sàn giao dịch nào trên thế giới, theo dữ liệu từ CryptoCompare.
Tình trạng pháp lý của các loại tiền ảo ở Hàn Quốc không được rõ ràng như ở Nhật Bản. Tuy nhiên, quyết định của Samsung tham gia vào một liên minh tìm kiếm tiền ảo đủ để cho thấy nhiều người Hàn Quốc đã chấp thuận loại hình tiền tệ này.
Các tập đoàn như Samsung thường quan tâm đến việc sử dụng phần mềm Ethereum mà không sử dụng đồng tiền ảo của nó là Ether. Tuy nhiên, thông báo này đã đem lại một mùa hè sôi động ở Ethereum và một số đồng tiền ảo khác tương tự Bitcoin.
Trong những ngày gần đây, Bitcoin Cash, đối thủ của Bitcoin được giới thiệu vào tháng 8, trở thành đồng tiền ảo hot nhất khi tham gia vào nhiều giao dịch hơn cả Bitcoin. Jeff Paik, người sáng lập Finector, một công ty nghiên cứu ở Seoul, cho biết việc buôn bán này rất đáng lo ngại bởi vì người thực hiện nó đa số là người già hưởng lương hưu, chứ không phải là những chuyên gia công nghệ.
Ông Paik nói: "Không có logic gì cả. Miễn là có một thị trường mở, và một loại tiền tệ để giao dịch, mọi người sẽ đổ xô vào đó. Nó không quan trọng đồng tiền nào."