Tại sao các thương hiệu "tháo chạy" khỏi Trung Quốc vì chiến tranh thương mại chủ yếu là thương hiệu bình dân hoặc tầm trung?
Doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ của Louis Vuitton và Gucci cho thấy những tên tuổi hàng đầu vẫn có thể phát triển thịnh vượng giữa chiến tranh thương mại.
- 29-05-2019Vì sao "ông trùm cho vay nóng" Macau đầu tư 4 tỷ USD vào casino Việt Nam?
- 26-05-2019Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động thế nào đến thị trường tài chính, chứng khoán, tiền tệ Việt Nam?
- 25-05-2019Chuyên gia kinh tế cấp cao Hoa Kỳ: Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung, thật ấn tượng với một nước nhỏ!
South China Morning Post cho biết, doanh thu của các thương hiệu cao cấp thay vì giảm mạnh như một số hãng khác, vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Ảnh hưởng tiêu cực dường như chỉ đến với các thương hiệu tầm trung hoặc bình dân. Một số ít các thương hiệu thuộc phân khúc cao cấp bị ảnh hưởng cũng đã bật trở lại nhanh hơn các phân khúc khác. Và kể từ đó, thị trường hàng xa xỉ đã tăng trưởng mạnh nhất từ trước đến nay.
Các thương hiệu hàng đầu có thể tận dụng sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu để tạo sự khác biệt so với các thương hiệu còn lại. Một lý do khiến các thương hiệu mạnh có khả năng chống lại các cú sốc giá (như tăng thuế) tốt hơn là vì họ đã tạo ra giá trị đặc biệt cho người tiêu dùng. Sự sang trọng thực ra về cơ bản là tạo ra khác biệt.
Cái gọi là giá trị gia tăng cao cấp của các thương hiệu xa xỉ được tạo ra bởi uy tín, nhận thức của người tiêu dùng về sự cao cấp và trách nhiễm xã hội. Với các thương hiệu xa xỉ nhất, sự đắt đỏ được thêm vào sẽ vượt quá cả chức năng hay thiết kế, gấp nhiều lần. Sự xa xỉ tạo ra nhiều giá trị tinh thần đến mức ngay cả việc tăng thuế lên hai chữ số cũng sẽ không thể có tác động quá lớn.
Thứ nhất, khi kinh tế rơi vào chu kỳ bị thu hẹp, người tiêu dùng có thu nhập thấp hơn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, nhưng người tiêu dùng giàu có thì ít cảm nhận được điều đó. Thứ hai, hàng hóa xa xỉ chủ yếu đánh vào tâm lý để khiến khách hàng mua sản phẩm với giá cao, vì thế, độ co giãn của cầu hàng hóa xa xỉ theo giá đối với người tiêu dùng là thấp hơn. Họ có vẫn sẽ mua hàng nếu giá không đổi quá nhiều.
Hiện nay, với sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, làn sóng bi quan đã dấy lên suy đoán về sự đi xuống của những thương hiệu xa xỉ. Nhưng những gì chúng ta thực sự nhìn thấy là khi biến động kinh tế xảy ra - người tiêu dùng sẽ đưa ra nhiều lựa chọn sáng suốt hơn - họ sẽ lựa chọn kỹ càng và tập trung vào thương hiệu cao cấp, khiến các thương hiệu yếu hơn thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Vì những lý do trên, các thương hiệu quan tâm nhiều nhất đến thuế quan và ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại sẽ khiến các thương hiệu tầm trung lo lắng nhất. Vì sản phẩm của họ tương đối dễ thay thế bởi các thương hiệu tầm trung khác nên khách hàng sẽ vô cùng nhạy cảm với giá, chỉ một sự tăng giá nhỏ cũng có thể làm giảm doanh số nghiêm trọng.
Hơn nữa, các thương hiệu cao cấp thường đòi hỏi lao động có kỹ năng cao hơn rất nhiều so với các thương hiệu tầm trung, nên việc chuyển dây chuyền sản xuất sang một cuộc gia khác cũng vì thế mà khó khăn hơn rất nhiều, đôi khi chúng còn tốn kém hơn những thiệt hại mà một cuộc chiến thương mại hay suy thoái kinh tế có thể gây ra.