Tại sao càng ngày càng nhiều người không thích đi họp lớp?
Mỗi dịp Tết đến, ngoài "ma trận" các câu hỏi thăm của họ hàng, bạn ghét và sợ gì nhất? Một vài người được hỏi không ngại ngần trả lời ngay hai chữ: "Họp lớp".
- 25-01-2023Mẹ đơn thân một tay làm nên cơ ngơi khủng, hằng năm cứ đến mùng 2 Tết là cùng con trai "xách ba lô lên và đi"
- 25-01-2023Có một thế hệ thu nhập cao nhưng không giàu nổi, chi tiêu như thể mình thuộc giới siêu giàu
- 24-01-2023Đại gia Bến Tre 29 tuổi lái 'sương sương' 2 siêu xe giá trị bằng cả gia tài về quê ăn Tết: Soi profile mới ngỡ ngàng vì tuổi còn trẻ mà tài quá cao
- 22-01-2023Người sở hữu 6 yếu tố này được khoa học chứng minh có khả năng thành công cao bất ngờ trong tương lai: Giáo sư Stanford chỉ ra 1 phẩm chất quan trọng
- 21-01-2023Nghe 2 cô chủ XÉO XỌ kể chuyện làm áo dài Tết: Khởi nghiệp với vỏn vẹn 800 nghìn, không tính nổi 'học phí' cho những bài học kinh doanh suốt 9 năm
Họp lớp là một truyền thống vẫn được duy trì bao năm qua. Xuất phát điểm của buổi họp mặt đặc biệt này ban đầu vốn vì mục đích hết sức tốt đẹp. Theo đó, những người bạn từng học chung một lớp sau khi ra trường mỗi người một nơi, không còn cơ hội gặp gỡ, nói chuyện như xưa. Bởi vậy, buổi họp lớp trở thành dịp hiếm hoi tất cả được gặp lại những người bạn từng cùng mình học hành, cố gắng năm nào, cùng nhau chia sẻ về cuộc sống, sự nghiệp hiện tại.
Tuy nhiên, theo thời gian, tính chất của những buổi họp lớp bây giờ dường như đã khác đi nhiều. Họp lớp hiện tại giống như những cuộc so đo trá hình, tình bạn học trân quý năm nào giờ cũng càng ngày càng nhạt đi.
01
Tại sao càng ngày càng nhiều người ghét đi họp lớp?
Không biết bắt đầu từ bao giờ, những buổi họp lớp đầu năm ngập tràn những lời so sánh, bì tị. Tết về nhà, nghe chưa xong lời "tra khảo" của cô dì chú bác, bạn lại phải tiếp tục đối mặt với những thắc mắc thiếu tế nhị đến từ bạn học cũ trong buổi họp lớp. Còn đi học thì so trường, so lớp, so ngành, đã đi học thì so lương, so lậu, chưa lập gia đình thì so người yêu, đã lấy chồng lấy vợ thì so chồng, so vợ, so con, so cái...
Thực ra, việc hỏi han, tám chuyện về học hành, công việc, gia đình không sai, vấn đề ở đây là luôn tồn tại một vài người không biết vô tình hay cố ý, cứ bới móc mọi chuyện ra. Nếu cuộc sống của người khác không tốt bằng họ thì họ sẽ tỏ ra tự mãn, liên tục khoe khoang, còn nếu người khác tốt hơn họ, họ lại soi mói, bóng gió một cách chua ngoa.
Ngày nay, nhiều người đặc biệt chú trọng đến việc tích lũy các mối quan hệ, vì vậy họ sẽ không bao giờ bỏ lỡ bất kỳ dịp nào có cơ hội giao lưu, và buổi họp lớp đương nhiên không phải ngoại lệ. Không ít người vẫn ôm hiểu lầm rằng các buổi họp mặt rượu vào lời ra là nơi dễ thiết lập mối quan hệ. Một khi có mối quan hệ rồi thì việc gì cũng có thể giải quyết được. Nhưng đó là trong việc kinh doanh thôi, còn trong giao tiếp xã hội bình thường, bạn cần nhiều hơn thế.
Trong buổi họp lớp, nếu bạn muốn tích lũy các mối quan hệ, trước tiên bạn phải học cách tôn trọng người khác, bớt so sánh và chân thành hơn. Chỉ có mối quan hệ được thiết lập thông qua trái tim thực sự mới có ích cho bạn.
Thời gian của người trưởng thành rất đáng quý, mọi người chỉ muốn dành nó cho những người và những thứ xứng đáng. Một buổi họp lớp không có không khí thân tình, vui vẻ mà chỉ ngập trong không khí so sánh, tị nạnh thì liệu ai mà muốn tham gia cơ chứ.
02
Tụ tập với bạn bè phổ biến hơn tụ tập với bạn cùng lớp
Về tương tác xã hội, trên thực tế, càng nhiều càng tốt, nhưng bạn cần phải lựa chọn cẩn thận. Người xa đã dạy, chọn bạn mà chơi, những người bạn tốt, tích cực mới có thể giúp bạn tốt lên,
Nhiều người thấy rằng những cuộc họp lớp đông đúc chẳng có ích lợi gì ngoài việc tốn thời gian và tiền bạc. Vì vậy, họ thà chọn một cuộc tụ tập với bạn bè thông thường hơn là đi họp lớp với những người bạn cũ không còn tương tác nữa.
Một cuộc tụ tập bạn bè thường thích hợp cho 4 hoặc 5 người. Tất cả những thành viên trong nhóm có thể có cùng sở thích hoặc có một số điểm tương đồng và nội dung của cuộc trò chuyện sẽ xoay quanh một chủ đề chung. Một cuộc tụ tập như vậy sẽ khiến bạn vui vẻ cả về thể chất và tinh thần. Bạn có thể giao tiếp về những tin tức bạn muốn biết, có thể tiếp thu thêm các ý kiến khác nhau, tìm cảm hứng độc đáo những gì bạn muốn biết, thay vì tham gia một cuộc hội thoại cả 20-30 người, mỗi người một hoàn cảnh, một môi trường, không có tiếng nói chung.
Việc một nhóm người không cùng một thế giới bị buộc lại gần nhau, không khó hiểu khi mọi thứ sẽ trở nên rất gượng gạo. Bởi suy cho cùng, ngay cả lúc còn đi học, bạn cũng chỉ chơi với một nhóm bạn nhất định chứ không thể chơi thân đồng đều với cả lớp được.
03
Tâm thế mỗi người tham gia quyết định chất lượng buổi họp lớp
Tất nhiên, việc có tham gia họp lớp hay không phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Chỉ cần bạn cho rằng điểm lợi của buổi họp lớp nhiều hơn diểm hại thì bạn hoàn toàn có thể tích cực tham gia, thậm chí trở thành "chủ trì" tổ chức. Chỉ là, một buổi họp lớp có chất lượng hay không còn phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người tham gia.
Tâm tính đôi khi chính là tấm gương phản chiếu của một người. Nếu bạn thích "sao cũng được", vui vẻ là trên hết, mọi thứ trong mắt bạn sẽ đơn giản hơn. Còn nếu bạn là người thích so đo, tính toán thiệt hơn, nguồn năng lượng phát ra từ bạn tự nhiên sẽ thiếu thân thiện hơn.
Tại buổi họp lớp, nếu mọi người đều hòa đồng, thân thiện, sẵn sàng góp lời, nói chuyện thay vì chỉ im lặng ngồi đó ăn hoặc so bì với người khác, chỉ số niềm vui của buổi họp lớp chắc chắn sẽ cao hơn. Trên thực tế, điều kết nối tình bạn giữa những người bạn cùng lớp với nhau không phải là địa vị hay chức vụ của bạn mà là tình cảm trong quá khứ và hy vọng gắn kết ở hiện tại.
Tổng hợp
Thể thao & văn hóa