Tại sao có tục khai bút đầu năm và phải làm gì ngày mồng 1 để cả năm may mắn?
Khai bút đầu năm là một phong tục độc đáo và vô cùng có ý nghĩa của người Việt được thực hiện sau giao thừa, vào những thời khắc đầu tiên của năm mới.
- 04-02-2019Ăn Tết xa nhà, cũng không tệ lắm nhỉ!
- 04-02-2019Xuân này, trước khi định trốn Tết đi xa, thử nghĩ bố mẹ còn được bao mùa xuân tựa cửa chờ mình
Tục khai bút đầu xuân hay còn gọi là khai bút đầu năm hay chắp bút đầu năm thường được các học sỹ, học giả xưa thực hiện. Sau giao thừa, vào những thời khắc đầu tiên của năm mới, mỗi người thường tự chọn cho mình một thời điểm được coi là giờ tốt, giờ đẹp nhất để làm lễ khai bút. Khai bút chính là môt trong những phong tục ngày Tết Việt Nam rất đặc sắc.
Theo sử sách ghi lại, tục khai bút và đi xin chữ đầu xuân bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, được gắn liền với hình ảnh người thầy giáo Chu Văn An đã về Chí Linh (Hải Dương) để mở lớp dạy học.
Khai bút đầu năm nên viết gì?
Vào dịp Tết sau này, ngày đầu năm, thầy cô giáo thường tự tay viết tặng cho học trò của mình một chữ mang ý nghĩa nhắn gửi lẽ sống cho người đó. Ai nhận được chữ cũng đều cảm thấy hết sức may mắn và hi vọng một năm an lành, học hành tấn tới.
Tục khai bút được lưu truyền không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy của mình.
Theo quan niệm dân gian, câu chữ "khai bút đầu xuân" có thể là dòng chữ ghi họ tên, tuổi, quê quán của người cầm bút hoặc một vài câu thơ được sáng tác ngẫu hứng. Đôi khi, nó cũng chỉ đơn giản là những xúc cảm hay những mong ước tốt đẹp về gia đình, bạn bè, công việc, học hành, thi cử…
Những việc nên làm đầu năm để có một năm mới may mắn, sung túc:
Mặc đồ màu đỏ
Màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn, sung túc, hỉ hoan, vậy nên người ta tin rằng mặc màu đỏ những ngày Tết sẽ mang lại nhiều may mắn, phúc lộc cho gia đình cả năm. Ngoài ra, đồ trang trí trong nhà cũng được trang hoàng rực rỡ với sắc đỏ thắm may mắn này.
Mua muối đầu năm
Đầu năm mua muối là mua cái sự mặn mà về nhà cho cả năm. Sáng mùng 1 Tết khi thấy cô hàng muối rao qua nhà, các bà các mẹ sẽ gọi lại để mua thêm ít mặn mà cho gia đình một năm thêm mặn nồng bền chặt.
Chúc Tết, trao lì xì
Vào ngày mồng một, người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè và những người thân quen của mình.
Bên cạnh đó, ngày Tết, người Việt Nam có phong tục lì xì cho trẻ em. Họ thường dùng tiền mới, gọi là tiền may mắn. Mừng tuổi còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình sẽ phát tài phát lộc...
Thế giới trẻ