Tại sao giới trẻ thời nay không thích gọi điện thoại mà tập trung vào nhắn tin?
Không thích gọi điện thoại không chỉ giới hạn ở nhóm người sợ xã hội, mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ.
- 25-09-2022Người có EQ cao sở hữu 5 quy tắc sống đơn giản
- 25-09-2022Sống thọ nhất thế giới, người Nhật tiết lộ 4 bí quyết 0 đồng để chống mọi bệnh tật
- 23-09-2022Triệu phú tiết lộ quy tắc chi tiêu không phổ biến nhưng lại giúp ông có được 3,8 tỷ USD
Trang website bán lẻ sản phẩm điện tử BankMyCell từng làm một cuộc khảo sát, nghiên cứu vì sao giới trẻ dành rất nhiều thời gian sử dụng điện thoại mỗi ngày, nhưng lại ghét gọi điện thoại.
Họ đã tiến hành khảo sát 1.200 người Mỹ ở độ tuổi 22-37 tuổi. Trong đó, ý kiến được đồng tình mạnh mẽ nhất là “gọi điện thoại mất thời gian”. Họ không thích nói nhiều qua cuộc gọi, mà thích gõ chữ và dùng những biểu tượng cảm xúc để trả lời nhanh chóng hơn, tránh các loại phiền phức.
Ngoài ra, khảo sát còn thể hiện nhóm thanh niên trẻ cực kỳ không thích các cuộc gọi của bạn bè thân thiết và gia đình, mà không phải là đối tác làm ăn và cấp trên đồng nghiệp.
Điều càng kinh ngạc hơn là hết 81% người được khảo sát cảm thấy lo lắng mỗi khi có cuộc gọi đến. Gần 1/5 người cho rằng bản thân mắc “chứng hoảng sợ điện thoại”, cần phải chuẩn bị tinh thần trước khi bắt máy.
Bảng khảo sát xem thanh niên trẻ là “thế hệ trầm lặng”. Còn bạn thì sao, bạn có thích nghe hoặc gọi điện thoại không?
Cuộc gọi 1 phút, chuẩn bị tâm lý 2 tiếng
Nhiều người không thích các cuộc gọi là vì tự đặt mình vào nhóm người sợ xã hội
@Yami
Yami tự cho rằng bản thân là kiểu người sợ xã hội điển hình. Cô đã sợ người lạ từ nhỏ, cũng không thích gọi điện thoại cho người không mấy thân thiết. Gần đây, Yami đang tìm việc, nhưng cô lại rất sợ nhà tuyển dụng gọi điện thoại đến. Mặc dù biết một cuộc gọi cũng chẳng mất mát gì, nhưng cô vẫn không thể kiểm soát bản thân.
Ngay cả gọi điện thoại đến nhà hàng đặt bàn trước cũng trở thành chướng ngại rất lớn.
@Bobo
Anh chàng này lại khác. Anh không cảm thấy mình sợ xã hội, vì anh vẫn kết bạn và giao tiếp với người lạ bình thường. Nhưng chỉ duy nhất là anh rất sợ các cuộc gọi. Điện thoại luôn để chế độ im lặng. Nhưng đột nhiên màn hình sáng lên lại khiến anh giật mình hoảng sợ, tay đổ mồ hôi.
Một bộ phận người lo lắng về quyền riêng tư
@Tiếng chim hót trong bụi mận
Cô không hề phiền khi có người nghe điện thoại nơi công cộng. Nhưng bản thân lại không làm được điều này. Nếu đột nhiên có cuộc gọi đến, mà lại đang ở nơi đông người nhưng im ắng như tàu điện... thì cô cực kỳ ngại bắt máy.
Cô luôn có cảm giác người xung quanh đang nghe lén mình, phỏng đoán người bên kia đầu dây là ai, có quan hệ gì với mình, thậm chí cố gắng đánh giá cuộc sống của cô.
Phản xạ chậm. Đây là nguyên nhân khiến họ rất sợ các cuộc gọi tới
Trên thực tế, cuộc gọi gây ra áp lực nhất định cho người thực hiện vì nó đòi hỏi bạn phải hoàn toàn tập trung vào nội dung bên trong.
Thậm chí nhiều chương trình thực tế lợi dụng điểm này để bày các tình huống như đưa đồ vật bất kỳ cho người đang nghe điện thoại, kết quả là họ đều cầm lấy một cách vô thức mà ít có phản ứng.
Tiếng chuông điện thoại vang lên, chuẩn bị vài giây rồi bắt máy. Nhiều phương thức biểu đạt cảm xúc và ngôn ngữ bị hạn chế. Đối với những người thiếu năng lực giao tiếp, gọi điện thoại như tham gia cuộc chiến, dây thần kinh lúc nào cũng căng như dây đàn. Song giao tiếp bằng tin nhắn có thể giúp con người ẩn giấu được nhiều thứ, có nhiều thời gian để suy nghĩ hơn.
Lệ thuộc máy móc, kéo giãn khoảng cách giữa người với người
@Banban
Khi còn làm thực tập ở công ty nọ, người hướng dẫn nói với anh rằng khi liên lạc với người khác, cần phải tuân theo trình tự “Tin nhắn - gọi điện thoại”. Tin nhắn không trả lời thì mới gọi điện thoại. Đây chính là cách xã giao phổ biến. Đột nhiên gọi điện thoại cho người khác là một sự bất thình lình, không lịch sự.
Không thích gọi điện thoại không chỉ giới hạn ở nhóm người sợ xã hội, mà còn ảnh hưởng tới phạm vi thời đại.
Nghiên cứu cho thấy cuộc gọi dần trở nên ít đi. Thậm chí nhiều người còn bước vào trạng thái “không một cuộc gọi” ngoại trừ những lúc khẩn cấp.
Tất nhiên, điều này cũng cho thấy rằng phương thức liên lạc của con người đã trở nên đa dạng hơn, như nhắn tin đã dần thay thế cuộc gọi điện thoại. Cách diễn đạt của con người trở nên rời rạc và mang tính biểu tượng hơn trước.
So với việc nhắn tin trên mạng xã hội, việc gọi điện giống như một biểu hiện nghiêm túc. Từ đó rào cản trong việc gọi điện ngày càng cao, và việc “chỉ gọi khi có việc quan trọng” đã trở thành nguyên tắc ngầm, thậm chí là điều hiển nhiên.
Sau khi xã giao quá nhiều, chúng ta luôn có mong muốn dành một chút thời gian cho bản thân. Không gọi điện bắt nguồn từ đặc điểm dễ bị tổn thương của chúng ta, không muốn làm phiền người khác và cũng không muốn bị quấy rầy.
Chúng ta dựa dẫm vào mạng xã hội. Bằng cách này, có vẻ như chúng ta kết nối với xã hội dễ dàng hơn.
Song, nếu tắt điện thoại, bạn vẫn sẽ hạnh phúc?
Nhà tâm lý học người Mỹ, Shirley Turkle xếp những hiện tượng này là "cô đơn mang tính tập thể". Bà cho rằng “liên lạc nửa vời” đã khiến chúng ta rơi vào tình trạng cô đơn sâu sắc hơn.
Chúng ta không còn bị bó buộc trong vòng xã hội hạn chế chỉ mấy chục người bạn, mà có thể có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người, mở ra một phạm vi xã hội chưa từng có.
Nhưng bạn có cảm thấy rằng, giao tiếp trên mạng luôn mang lại cảm giác mông lung, không rõ đối phương đang tiến gần hay xa rời.
Con người là loài nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Chúng ta luôn thích được kết nối với những người khác và không thể chờ đợi để chia sẻ tất cả những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Chúng ta thường cảm thấy cô đơn, nhưng lại sợ bị ràng buộc bởi sự thân thiết.
Công nghệ có sức hấp dẫn vô cùng to lớn. Nó có thể bù đắp cho mặt yếu đuối trong bản chất con người.
Nguồn: Thepaper
Phụ nữ Việt Nam