MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao khám tầm soát ung thư vú, siêu âm định kỳ vẫn không phát hiện bệnh từ giai đoạn rất sớm: Câu trả lời từ chuyên gia ung bướu sẽ khiến tất cả bất ngờ

28-10-2020 - 10:45 AM | Sống

Nhiều người thắc mắc, họ có đi khám tầm soát ung thư cách đây một - hai năm trước, thậm chí siêu âm định kỳ, cơ thể vẫn bình thường. Nhưng đến nay đi khám lại phát hiện bệnh ung thư vú đã ở giai đoan muộn? Vậy trước đó bác sĩ có chẩn đoán sót hay không?

Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, cứ 10 người thì có 1 phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú. Và thực tế chỉ có 39,6% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị tích cực, còn có tới hơn 60% khi phát hiện bệnh đã quá muộn khiến thời gian điều trị và duy trì thời gian sống ngắn lại. 

Bệnh ung thư vú phát triển qua 5 giai đoạn tính từ giai đoạn 0 đến giai đoạn IV. Ở mỗi một giai đoạn, người bệnh sẽ có một khoảng thời gian kéo dài sự sống khác nhau và cơ hội chữa khỏi bệnh, kích thước khối u và mức độ di căn khác nhau. 

Thời gian phát triển bệnh ung thư là từ 2 đến 10 năm, vậy tại sao có những người đi khám định kỳ 1 lần/năm hoặc vài năm trước vẫn bình thường, nhưng hiện tại đi khám lại thì đã phát hiện bệnh ung thư vú ở giai đoạn 2, 3... Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Trần Bảo Chi, Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) đã đưa ra câu trả lời chi tiết:

Theo bác sĩ Chi, sự phát triển của bệnh ung thư chịu tác động của cả yếu tố chủ quan và khách quan. Trong câu trả lời, bác sĩ chỉ bàn đến vấn đề khách quan.

Tại sao khám tầm soát ung thư vú, siêu âm định kỳ vẫn không phát hiện bệnh từ giai đoạn rất sớm: Câu trả lời từ chuyên gia ung bướu sẽ khiến tất cả bất ngờ - Ảnh 1.

Bệnh ung thư vú bắt đầu từ 1 tế bào. Nhưng để có thể phát hiện được trên lâm sàng 1cm thì cần 109 tế bào. Nhưng khi ung thư phát triển lên hàng triệu tế bào mới có thể phát hiện được bằng các xét nghiệm (chụp nhũ ảnh, siêu âm). 

Chính vì vậy việc phát hiện ung thư vú có 3 giai đoạn:

- Giai đoạn ẩn: Chúng ta đã có ung thư trong vú nhưng không thể phát hiện bằng bất cứ phương tiện nào, nghĩa là: KHÁM CŨNG KHÔNG THẤY.

- Giai đoạn phát hiện: Nếu khám vào thời điểm này thì nhũ ảnh có thể thấy, siêu âm có thể thấy nhưng tay không sờ thấy u, nghĩa là: GIÁ TRỊ VIỆC ĐI KHÁM ĐỊNH KÌ CÓ LỢI Ở CHỖ NÀY.

- Giai đoạn sờ thấy: Tay sờ thấy khối u bất thường, có thể bác sĩ sờ thấy hay bạn sợ thấy. Ở giai đoạn này, BƯỚU LỚN HƠN RỒI VÀ LÚC NÀY BÁC SĨ SẼ GIÚP BẠN CHẨN ĐOÁN U LÀNH HAY DỮ VÀ BỆNH ĐÃ Ở GIAI ĐOẠN MUỘN HƠN.

"SOJOURN TIME" là khoảng thời gian phỏng đoán khối u xuất hiện trước khi có triệu chứng lâm sàng (nghĩa là tay sờ thấy). Nếu Sojourn time rơi vào khoảng giữa 2 lần đi khám thì vẫn không tìm ra ung thư, đây là điểm mấu chốt vấn đề khách quan của việc đi khám sao không phát hiện ra

Nên đi khám định kỳ thế nào để không "bỏ sót" ung thư

Bác sĩ Chi nhấn mạnh, tế bào ung thư có tốc độ phát triển khác nhau nên có loại bệnh ung thư phát triển rất nhanh, trong 6 tháng có thể to gấp đôi, cũng có loại bệnh ung thư phát triển tốc độ vừa, có loại bệnh ung thư phát triển chậm.

Tại sao khám tầm soát ung thư vú, siêu âm định kỳ vẫn không phát hiện bệnh từ giai đoạn rất sớm: Câu trả lời từ chuyên gia ung bướu sẽ khiến tất cả bất ngờ - Ảnh 2.

Theo hình ảnh minh họa ở trên, bác sĩ Chi giải thích: 

- Nếu ung thư phát triển chậm: Đến lần khám thứ 2, thậm chí lần 3 bạn mới phát hiện ra, và khi phát hiện ung thư vẫn trong giai đoạn điều trị được

- Nếu ung thư phát triển vừa: Nếu phát hiện bệnh ở lần khám 2 thì ở bệnh vẫn mức điều trị được nhưng nếu phát hiện ở lần khám 3 có thể bệnh đã ở mức không điều trị khỏi được.

- Nếu ung thư phát triển nhanh: Khám lần 1 không phát hiện ra, nhưng ở lần 2, phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn không điều trị khỏi bệnh.

"Như vậy, việc phát hiện ung thư giữa các lần khám hay ung thư giai đoạn nào phụ thuộc vào vấn đề "sojour time" và tốc độ phát triển của loại ung thư", bác sĩ Chi khẳng định. Việc đi khám thế nào cho đúng thì phụ thuộc vào chương trình tầm soát ung thư vú của từng quốc gia, và thậm chí khác nhau giữa các vùng trong cùng 1 quốc gia. Ở Việt Nam hiện vẫn chưa có chương trình tầm soát ung thư vú quốc gia và mỗi bệnh viện tại Việt Nam có chương trình khuyến cáo bệnh nhân riêng.

Để mỗi người có thể tự theo dõi và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bác sĩ Chi tư vấn mọi người nên:

- Hình thành thói quen tự khám vú mỗi tháng lúc qua kỳ kinh nguyệt vì chỉ có bản thân phụ nữ là quen với vú của mình nhất, bất cứ thay đổi gì sớm nhất sẽ là bản thân phụ nữ sẽ là người nhận biết sớm và rõ nhất.

- Nên đi khám bác sĩ mỗi 6 tháng – 1 năm

- Trên 40 tuổi chụp thêm nhũ ảnh mỗi 1 – 2 năm/ 1 lần.

*Theo chia sẻ của Ths Bs Nguyễn Trần Bảo Chi, Bệnh viện Hùng Vương TPHCM tại nhóm Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư vú

Ths Bs Nguyễn Trần Bảo Chi

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên