Tại sao không ít người Nhật "cống hiến đến chết" cho chỉ 1 hoặc 2 công ty?
Người Nhật cho rằng nhảy việc không phải là một điều gì đó quá hay ho. Tại sao vậy? Câu chuyện bắt nguồn từ những suy nghĩ còn sót lại từ thời Samurai hào hùng.
- 24-08-2020Có kiểu sống "càng bận rộn càng nghèo khổ": Người lợi hại tìm cách tránh xa 3 lối sống hao tâm tổn sức này
- 24-08-2020Lười biếng và thiếu động lực biến đời bạn mãi chật vật: 15 cách đập tan tính xấu này!
- 24-08-2020Người kiên trì đọc sách trong thời gian dài, tâm tính sẽ thay đổi ở 3 phương diện
Đối với dân công sở Việt Nam, nhảy việc là một chuyện tương đối bình thường. Khi đã không còn hoà hợp được về mặt tư tưởng, cung cách làm việc, môi trường văn hoá; người ta thường tìm đến một bờ bến mới tốt đẹp hơn. Hoặc đơn giản, khi quyền và lợi ích ở công ty cũ đã không còn hấp dẫn, người ta cũng chẳng ngần ngại tìm cơ hội một bờ bến mới. Do đó, thật sự không ngoa khi nói độ gắn kết với tổ chức của nhân viên văn phòng ở Việt Nam không nằm ở mức cao.
Không giống nhân viên văn phòng ở nước ta, dân công sở Nhật thường không hay nhảy việc mà họ dành có khi cả đời chỉ để làm việc cho 1 đến 2 công ty nhất định. Người Nhật cho rằng nhảy việc không phải là một điều gì đó quá hay ho. Tại sao vậy? Câu chuyện bắt nguồn từ những suy nghĩ còn sót lại từ thời Samurai hào hùng.
Ngày trước, khi các Samurai gia nhập tổ chức, họ phải trải qua lễ tuyên thệ trung thành, sẽ phò tá tướng lĩnh và tổ chức cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Việc không thể trung thành được với tổ chức là vô cùng khó để có thể chấp nhận. Nhiều người nói nét tính cách đó đã không còn nữa; tuy nhiên, nó vẫn còn ăn sâu vào huyết quản của người Nhật tính đến thời điểm hiện tại.
Ở Nhật, nếu bất mãn với công ty mà đi phỏng vấn ở một nơi mới, dân công sở rất dễ bị đánh giá thấp. Đa phần công ty Nhật đều có chế độ hưu trí cho người lao động, cho nên những ai đã làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình cho công ty, đến năm 60 tuổi, họ sẽ được trả một khoản tiền để tri ân những vất vả mà bản thân đã bỏ ra trong quá khứ. Khoản tiền này giúp người lao động không phải lo lắng nhiều về cuộc sống sau khi về hưu nữa.
Vì lẽ đó, những khó khăn vất vả trong công việc đối với người Nhật là thứ tự bản thân họ gánh chịu, tuyệt nhiên không than vãn. Giống như người Nhật, chúng ta có thể biết một nhân viên có trung thành với tổ chức hay không thông qua các dấu hiệu dễ nhận thấy:
1. Khiêm nhường và biết lắng nghe đúng lúc
Một nhân viên trung thành và đáng tin cậy tự thân sẽ có sự điều chỉnh để hạn chế đến mức tối đa những hành động mang tính chất bốc đồng, thiếu chín chắn. Họ luôn dành ra những khoảng lặng để suy xét vấn đề thấu đáo và tường tận trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
2. Góp ý trực tiếp, thẳng thắn khi cần
Đôi khi một nhân viên đưa ra những ý kiến đóng góp thẳng thừng, thậm chí hoàn toàn không dễ lọt tai một chút nào, có thể chạm đến lòng tự tôn của sếp. Đó là dấu hiệu chứng tỏ nhân viên này thật sự chuyên chú trong công việc, họ đòi hỏi sự cầu toàn và khắt khe với chính bản thân, và kể cả những thiếu sót của cấp trên, song song đó yêu cầu một kết quả tốt hơn và cần một cách giải quyết hợp lý, thỏa đáng.
3. Ứng xử tế nhị, đối xử công bằng
Ứng xử tế nhị, đối xử công bằng là nguyên tắc cư xử chuẩn mực mà một nhân viên trung thành dành cho sếp của mình, kể cả những khi sếp mắc phải những vấp váp trong công việc vì tất cả đều nhằm mục đích làm sao để công việc đạt được hiệu quả tốt nhất.
4. “Tốt khoe, xấu che”
Đúng như câu “tốt khoe, xấu che” nên những lời góp ý đều mang tính xây dựng, cải thiện tình hình, đó là sự trao đổi giữa đôi bên, nhân viên trung thành, đáng tin cậy sẽ không thể hiện sự phẫn uất ra với người khác để gây xung đột, mà thay vào đó sự bất đồng được bày tỏ một cách kín kẽ, riêng tư, vì bản thân họ ý thức được rằng không muốn ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của sếp. Bên cạnh đó, họ sẽ ủng hộ công khai và nhiệt thành đối với các quyết định đúng đắn, hợp lý từ chính sếp của mình.
5. Cam kết rõ ràng, đúng sự thật
Nếu như công việc là một tổng thể hòa hợp giữa thử thách, thành tích, sự thừa nhận, đảm bảo tài chính và niềm vui trong quá trình làm việc thì đó hẳn nhiên là điều nhân viên mong chờ thật sự. Nhân viên trung thành mong muốn rằng mình đặt niềm tin vào đúng người và các đóng góp của họ là không hoài phí.
6. Bàn giao công việc một cách chỉn chu
Sau khoảng thời gian làm việc với tinh thần nghiêm túc, trước khi quyết định nghỉ việc, nhân viên trung thành sẽ có kế hoạch bàn giao công việc cụ thể và chỉn chu. So với những gì họ đã cống hiến vì lợi ích của bạn thì họ cũng mong muốn nhận lời chấp thuận trong vui vẻ, hòa nhã và tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp, đó cũng là cách bạn giữ hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt nhân viên của mình.
Dựa trên nguyên tắc công bằng, không ít lần nhân viên trung thành họ đã đặt lợi ích của sếp và công ty lên trên lợi ích của chính bản thân mình, vì thế họ cũng mong muốn sếp đối xử với họ như thế.
Phụ nữ Việt Nam