Tại sao mái cung điện trong Cố cung không hề có phân chim, mà lại sạch sẽ hơn 600 năm?
Dân gian lưu truyền cách nói Hoàng đế là chân long thiên tử, nên lũ chim sợ hãi, không dám đậu tại “nơi ở của rồng”. Điều này có đáng tin cậy?
- 24-06-2023Độc đáo cung điện nằm lọt thỏm bên trong vách đá, kích thước khủng với hơn 150 căn phòng
- 14-06-2023Cuộc sống xa hoa đến khó tin của gia tộc đứng sau CLB Man City: Sở hữu siêu du thuyền đủ diện tích chơi golf, ‘cung điện trên không’ có giá tới 10.000 tỷ đồng
- 31-05-2023Choáng ngợp trước “Cung điện gió” - biểu tượng nổi tiếng đi trước thời đại của quốc gia châu Á này
Tử Cấm Thành, hay Cố cung, là cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới trải qua 2 triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc. Đi du lịch Bắc Kinh, nếu không một lần ghé thăm Cố cung thì quả là thiếu sót rất lớn.
Cố cung tồn tại đến nay vẫn chứa đựng rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải. Cũng giống như lời đồn “Mái cung điện trong Tử Cấm Thành chưa từng bị vấy bẩn bởi phân chim!”.
Nghe thì có vẻ khó hiểu, không lẽ lũ chim không dám đậu trên mái cung điện từng là nơi ở của Hoàng đế này? Song nếu tìm hiểu kỹ về phần mái ngói của các cung điện trong Cố cung, bạn sẽ tìm được câu trả lời.
Như chúng ta đã biết, Cố cung Bắc Kinh là một trong những cung điện cấu trúc gỗ hoàn chỉnh và có quy mô lớn nhất thế giới, được xây dựng từ năm 1406, đến nay đã tồn tại hơn 600 năm.
Là nơi ở của Hoàng đế, ngoại trừ quy mô lớn, thiết kế tinh xảo, điều kiện vệ sinh cũng phải đảm bảo tuyệt đối. Nếu ngộ nhỡ Hoàng đế đang đi đường mà phát hiện có phân chim trước mặt, hẳn là kẻ hầu người hạ phụ trách khu vực đó phải chịu án tử. Đồng thời, trên nóc cung điện của Hoàng đế lại dính đầy phân chim, đương nhiên là chuyện không thể chấp nhận được. Nhưng để thái giám mỗi ngày leo lên nóc quét dọn cũng không hợp lý. Cho nên, ngay từ công đoạn thiết kế xây dựng, người Trung Quốc xưa đã tính toán trường hợp này.
Đầu tiên, nóc cung điện trong Cố cung được lợp bằng ngói lưu ly liền mạch không kẽ hở.
Ngói lưu ly sử dụng nguyên liệu có nhiều thành phần khoáng thạch, sau quá trình sáng lọc nghiền nát, ép tạo hình, cuối cùng nung trong lò nhiệt độ cao mà thành, do đó loại ngói này có rất nhiều ưu điểm.
Ví dụ như độ mịn và trơn láng cao, khiến lũ chim không thể đậu trên mái. Hơn nữa, ngói lưu ly có màu sắc tươi sáng rực rỡ, độ bền cao, khó phai mờ theo thời gian, và lũ chim lại không thích màu sắc quá bắt mắt này. Nếu mặt trời lên cao, ngói lưu ly càng tỏa sáng chói mắt, lũ chim càng không thích điều này nên rất ít trường hợp chim tiếp cận khu vực Cố cung trong thời gian giữa trưa.
Thứ hai, mái ngói trên cung điện trong Cố cung có độ dốc lớn.
Cộng thêm độ trơn mịn của ngói lưu ly, chim đậu lên hầu như không thể đứng vững. Trường hợp chim bay qua để lại phân rơi xuống mái ngói, nhờ tính trơn mượt cùng chất liệu đặc biệt nên phân chim không thể bám dính quá chặt, mà nhanh chóng khô đi dưới nắng hoặc bị nước mưa rửa trôi.
Cuối cùng, người Trung Quốc xưa đã sử dụng một loại sơn phủ đặc biệt trên bề mặt ngói lưu ly, chim chóc rất ghét mùi này nên đa phần không chọn mái ngói trong Cố cung làm nơi đậu hay dừng chân.
Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền cách nói Hoàng đế là chân long thiên tử, nên lũ chim sợ hãi, không dám đậu tại “nơi ở của rồng”. Đương nhiên đây chỉ là niềm tin không có cơ sở khoa học.
Trên thực tế, môi trường tự nhiên đang bị hủy hoại, chim ngày càng ít hơn bởi rất nhiều nguyên nhân. Đừng nói đến mái ngói cung điện trong Cố cung, ngay cả mái nhà bình thường cũng không còn thường xuất hiện phân chim. Hơn nữa, Cố cung tọa lạc trong thành phố Bắc Kinh nhộn nhịp, đương nhiên đây không phải là nơi mà động vật hoang dã nói chung và chim nói riêng, cư ngụ.
Phụ nữ Việt Nam