Tại sao người ta lại nói sướng như heo? Trạng Lợn trong văn học dân gian là người như thế nào?
Lợn là một nhân vật quen thuộc không chỉ với đời sống hàng ngày mà còn trong văn học, đặc biệt, nhân vật Trạng Lợn còn cực kỳ nổi tiếng trong kho tàng truyện cười của văn học dân gian Việt Nam.
- 06-02-2019Bận rộn cả đời, đến cuối cùng, ai cũng chỉ còn MỘT thứ duy nhất này thôi: Không quý trọng sẽ mất trắng lúc nhắm mắt xuôi tay
- 05-02-2019Bài học sâu sắc từ cha con em bé cụt tay trên chuyến tàu điện ngầm: Bạn nhìn nhận bản thân theo cách nào, cuộc đời bạn sẽ rẽ hướng theo lối đó!
Con lợn (heo) là loài vật nuôi rất quen thuộc của các gia đình nông dân Việt Nam từ nhiều đời nay. Heo suốt ngày quanh quẩn ở góc vườn, chỉ biết ăn và ngủ, nên mới có câu "sướng như heo".
Đây cũng là con vật gắn liền với thời học sinh của rất nhiều người vì nó xuất hiện trong hàng loạt các môn học như Mỹ thuật, Âm nhạc và đặc biệt là Văn học. Các tác phẩm văn chương về Heo thường lột tả được tính cách thích ăn, ngủ của nó, mang nhiều ý nghĩa ám chỉ sự sung sướng của những người sinh năm Hợi.
Nhân vật nổi tiếng nhất có thể kể đến đó là Trạng Lợn - một nhân vật quen mặt trong kho tàng truyện cười Việt Nam. Trạng Lợn xuất hiện như một nhân vật trào phúng, đả kích những thói hư tật xấu của quan lại ngày xưa.
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ vua Lê Nhân Tông chép rằng: "Tháng 8 năm Mậu Thìn, niên hiệu Thái Hòa thứ 6 (1448), Tổ chức khoa thi để chọn hiền tài. Đến khi thi Đình, vua thân ra đề văn sách, hỏi về lễ, nhạc, hình, chính. Cho Nguyễn Nghiêu Tư đỗ Trạng Nguyên, Trịnh Thiết Trường đỗ Bảng Nhãn, Chu Thiêm Uy đỗ Thám hoa lang".
Nguyễn Nghiêu Trư hiệu là Tùng Khê người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Lúc nhỏ theo cha làm nghề thịt lợn, lại đẻ vào tháng 10 tức tháng Hợi nên đặt tên là Nguyễn Văn Trư và thường gọi là cậu Lợn (chữ Hán "Trư" nghĩa là lợn).
Đại Việt sử ký toàn thư có viết rằng: “Nguyễn Nghiêu Tư tuy học giỏi, làm quan to nhưng tư cách thấp kém, ông từng thông dâm với mẹ vợ, nên bị người đời khinh ghét, bấy giờ có kẻ đề vào chuồng lợn là "Buồng trạng nguyên", lại có người hát ngoài đường cái rằng: "Trạng nguyên trư, Nguyễn Nghiêu Tư" là chế giễu hành vi xấu đó”.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, các nhà sử học vẫn khó có thể xác định chính xác và đầy đủ danh tính của Trạng Lợn. Bên cạnh Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư, một nguồn khác còn cho rằng Trạng Lợn tên là Dương Đình Chung. Chỉ duy nhất một điều thống nhất, đó là thời kỳ mà Trạng Lợn sống là đời vua Lê Thánh Tông.
Trong những bức tranh Đông Hồ mà chúng ta được học trong sách Mỹ thuật cấp 1, cấp 2, hình tượng con lợn hiện lên vô với dáng vẻ đủng đỉnh, đông đúc biểu tượng cho sự no ấm, được mùa, sự sum vầy.
Helino