Tại sao rất nhiều người tài hoa lại thất bại? 12 tật xấu giúp bạn bừng tỉnh!
Người luôn hành xử theo nguyên tắc mà không chịu linh hoạt theo tình huống sẽ thường bị người khác bỏ lại phía sau. Kết quả là phải tự chiến đấu một mình rồi nhận thua cuộc.
- 18-08-2020Anh "Chánh Văn" Hoàng Anh Tú: Người trẻ ơi, quẳng gánh lo đi mà vui sống!
- 18-08-2020Thế nào là "tự giác kỉ luật"? Đó là làm 2 việc tới cực hạn
- 18-08-2020Con người dù tài năng đến đâu, đánh mất 4 phẩm chất này cũng rất khó thành công
Có không ít người cảm thấy không tự tin là vì họ luôn nghĩ bản thân năng lực có hạn. Nhưng đó chỉ là một cách nghĩ sai lầm, cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhiều người tài năng.
James Waldup và Tiến sĩ Timothy Butler, giám đốc Trung tâm Phát triển Sự nghiệp MBA của Trường Kinh doanh Harvard ở Hoa Kỳ, được giao nhiệm vụ hỗ trợ những giám đốc điều hành – những người bị cho là có cách quản lý kém và thậm chí sắp bị sa thải. Và họ đã tóm tắt 12 hành vi thiếu sót thành đoạn văn dưới đây:
Kiểu hành vi nào có thể trở thành một lỗ hổng chết người và cản trở nghiêm trọng đối với sự nghiệp?
1. Luôn cảm thấy bản thân không đủ tốt
Loại người này tuy thông minh, nhưng một khi được đề bạt thăng chức, họ lại thiếu tự tin, cảm thấy bản thân thật kém cỏi.
Ngoài ra, anh ta cũng không có tham vọng leo lên vị trí cao hơn, lúc nào cũng cảm thấy vị trí bản thân đang đứng đã đủ cao rồi. Nếu hạ thấp xuống 1, 2 cấp có lẽ càng phù hợp hơn.
Hành vi tự hủy hoại và giới hạn bản thân thế này đôi khi là vô thức. Tuy nhiên, với tư cách là giám đốc điều hành cấp trung và cấp cao của công ty, thì nó sẽ khiến công ty phải trả giá rất nhiều.
2. Nhìn thế giới chỉ có hai màu đen – trắng
Họ tin mọi thứ theo hướng khách quan nhất, giống như mỗi kì thi, đều có một đáp án tiêu chuẩn. Họ luôn cảm thấy họ đang bảo vệ niềm tin của mình và tuân thủ theo quy tắc đó.
Tuy nhiên, trong thế giới này còn tồn tại rất nhiều khoảng xám vô hình. Một việc chúng ta nhìn thấy là đúng nhưng chưa chắc đã đúng.
Người luôn hành xử theo nguyên tắc mà không chịu linh hoạt theo tình huống sẽ thường bị người khác bỏ lại phía sau. Kết quả là phải tự chiến đấu một mình rồi nhận thua cuộc.
3. Chạy theo chủ nghĩa hoàn mỹ
Những người theo chủ nghĩa này thường phải sống rất mệt mỏi, họ yêu cầu bản thân phải như anh hùng, cũng yêu cầu nghiêm ngặt những người khác phải đạt đến cấp độ như họ.
Tại nơi làm việc, họ luôn yêu cầu cấp dưới phải "nhanh hơn nữa, tốt hơn nữa".
Kết quả, khiến cấp dưới mài mòn tinh thần, trở nên kiệt sức, và lần lượt nhảy việc để "sinh tồn".
Những người ở lại còn mệt mỏi hơn. Tốc độ xoay công việc tăng từng ngày, trở thành gánh nặng lớn.
4. Tránh xung đột vô điều kiện
Trên thực tế, những ý kiến và mâu thuẫn khác nhau có thể kích thích sức sống và sự sáng tạo. Để đưa ra ý kiến tốt nhất, không tránh khỏi những cuộc tranh luận.
Nếu là lãnh đạo mà có tính hay tránh xung đột, họ sẽ luôn kìm nén cảm xúc. Kết quả, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nếu là nhân viên, bạn chỉ mới đứng ở vị trí bình thường, năng lực cũng bị giới hạn, bởi vì lúc nào cũng nhường nhịn, không dám đấu tranh cho ý kiến của mình, dù nó là đúng hay sai.
Cuối cùng, tính cách này lan sang hôn nhân, nuôi dạy con cái, tình anh em, tình bạn, khiến cuộc sống của họ diễn ra vô cùng mệt mỏi.
5. Thích đè ép đối thủ
Dù có câu "Thương trường như chiến trường", nhưng để biến được đối thủ thành bạn cũng là một năng lực không hề nhỏ.
Vậy mà có nhiều người thì hoàn toàn ngược lại, lời nói và việc làm của họ luôn tàn nhẫn, chẳng khác nào một chiếc xe ủi đất, ai cản đường đều sẽ bị san bằng.
Vì tính hung hăng, hiếu chiến, và không chịu thỏa hiệp học cách "đi đường vòng" đó, mà họ thường tự mình tổn hại đến sự nghiệp của mình. Bởi vì chẳng có ai muốn hợp tác với một người như vậy.
6. Loại người thích được người khác chú ý
Loại người này ý chí làm việc không kiên định, nhưng ý muốn được người khác ngưỡng mộ lại rất cao. Nó khiến họ không tập trung vào chuyên môn, mà chỉ làm những điều lặt vặt nhằm thu hút ánh mắt hoặc lời khen từ người khác. Thế nên, mãi vẫn chưa thành công.
7. Quá độ tự tin, nhưng lại vội vã thành công
Những ai thuộc tuýp người này thường sống thiếu thực tế.
Khi họ tìm kiếm một công việc, họ sẽ có sự ghét bỏ nếu đó không phải là công ty hàng đầu. Và khi vào những công ty lớn, họ đều nhận những trách nhiệm vượt quá khả năng của mình.
Kết quả nhận về tất nhiên là không hoàn thành nhiệm vụ.
Vậy mà họ lại không nhận ra điểm sai, lần sau còn tìm công việc vượt tầm kiểm soát hơn lần trước.
Đó là lý do khiến họ "đi mãi vẫn không thành đường."
8. Bị "trói"
Họ là những người luôn bi quan và lo nghĩ cho cảm xúc của người khác.
Trước khi làm bất cứ điều gì, họ đều sẽ tưởng tượng ra tất cả những kết quả tiêu cực nhất rồi lại cảm thấy lo lắng.
Nếu một người như vậy mà làm chủ quản, anh ta nhất định sẽ luôn trì hoãn công việc và không thể tiến bộ được. Bởi vì anh ta luôn lo lắng thái quá, rồi cảm thấy xấu hổ, thậm chí là là lo lắng cấp dưới sẽ nghĩ như thế nào về mình.
Những ai thuộc loại người này nên cố gắng rèn luyện bản thân từng ngày, kiểm soát nỗi sợ hãi trong lòng, khiến bản thân trở nên năng động hơn.
9. Không có sự đồng cảm
Người này không hiểu bản chất của cảm xúc, khi nói chuyện, họ không thèm để ý đến vẻ mặt người khác, không chào hỏi, mà đi thẳng vào vấn đề.
Họ không bao giờ thông cảm cho người khác, dù lý do có đáng thương đến đâu. Cái họ luôn yêu cầu là cường độ công việc cao, kết quả tốt. Và vì vậy, sẽ khiến bản thân tự cô lập mình, cũng khiến cấp dưới không phục.
10. Không hiểu mà cứ giả vờ là mình hiểu
"Công việc này thật nhàm chán" là câu cửa miệng của những người này. Họ hy vọng sẽ thành công khi còn trẻ, nhưng lại không chịu bắt tay vào làm.
Họ thích nhờ giúp đỡ, xin lời khuyên, và vì sợ bị coi là "bất tài", nên giả vờ mình hiểu.
Đi học cũng như đi làm, nếu một vấn đề bạn không hiểu mà cứ giả vờ mình đã hiểu, sẽ chỉ khiến bạn mất đi cơ hội hiểu thực sự về nó.
11. Những người không kiểm soát được cái miệng của mình
Có nhiều vấn đề, ta có thể thảo luận công khai, nhưng có những thứ chỉ nên nói riêng tư. Vậy mà những người này lại không hiểu được, họ không kiểm soát được miệng mình và vì vậy làm hỏng đi sự nghiệp.
Người thế này, nên thời thời khắc khắc tự nhắc nhở bản thân, cái gì nên nói, cái gì không nên nói.
12. Con đường tôi đang đi liệu có đúng hay không?
Những người thuộc trường hợp này luôn cảm thấy mất phương hướng sự nghiệp. Bởi vì họ luôn nghi ngờ bản thân, cảm thấy mình không thể theo kịp người khác.
Muốn thành công, bạn nhất định phải tự tìm ra giá trị thật sự của chính bản thân mình, vì đây là bản chất cuối cùng của cuộc đời một con người.
Báo Dân sinh