Tại sao thuỷ điện có thể là câu trả lời cho việc hạn chế biến đổi khí hậu?
Hiện nay, các hoạt động của con người tiêu thụ gần 150.000 TWh năng lượng mỗi năm – gấp 25 lần so với năm 1800.
- 11-12-2019Nga-Việt nhất trí tham gia các dự án năng lượng mới
- 11-12-2019Chiến lược chuyển đổi sang nền kinh tế “năng lượng xanh”
- 08-12-2019Cơ hội nào cho năng lượng tái tạo?
- 01-12-2019Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng: Đừng phát triển dự án điện mặt trời lớn rồi đòi xây đường dây 500 kV
Nguồn cung cấp năng lượng ngày nay phần lớn bắt nguồn từ nhiên liệu hóa thạch, đều là những yếu tố có đóng góp đáng kể trong việc làm biến đổi khí hậu.
"Rõ ràng, chúng là những yếu tố gây ra ô nhiễm nghiêm trọng", Eddie Rich, giám đốc điều hành của Hiêp hội Thủy điện quốc tế - một tổ chức phi lợi nhuận được hoạt động nhằm thúc đẩy tính bền vững của thủy điện nói với South China Morning Post.
"Chúng ta đang sử dụng cạn kiệt tài nguyên của thế giới và hành động này đang tạo nên hệ quả rất lớn trong việc gây ra biến đổi khí hậu – một biến đổi khí hậu do chính con người tạo ra. Chúng ta phải làm điều gì đó để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và thay thế bằng năng lượng tái tạo."
Khi dự trữ nhiên liệu ngày càng cạn kiệt, chính phủ và các ngành công nghiệp càng phải nỗ lực tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế khác, điển hình là năng lượng tái tạo.
Trọng tâm của năng lượng tái tạo là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, điều gì sẽ xảy ra một khi mặt trời lặn và tốc độ gió giảm?
Tại bang Sarawak của Malaysia, nơi có hơn 55 con sông trải dài hơn 3.300 km (khoảng 2.050 dặm) trên đảo Borneo – đang khẳng định vai trò trong việc khai thác thế mạnh và lợi thế cạnh tranh bền vững của mình thông qua việc đầu tư vào thủy điện để hướng tới sự phát triển. Mục tiêu là cung cấp cho Sarawal với đầy đủ điện khí vào năm 2025.
Tập trung vào năng lượng giá phải chăng và sạch
Thủy điện hiện là nguồn năng lượng lớn nhất, chiếm khoảng 16% điện năng của hành tinh. Sarawak góp mặt những nơi thành công về thủy điện khác trên khắp thế giới bao gồm cả Nauy, Brazil, Canada và Trung Quốc.
Hiện tại, ba đập thủy điện lớn của Sarawak có công suất lắp đăt là 3,452MW năng lượng tái tạo, phù hợp với mục tiêu của bên phát triển năng lượng quốc doanh và công ty năng lượng Sarawak Energy nhằm hoàn thành một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc về năng lượng với giá cả phải chăng và sạch.
Điều này dẫn đến giảm thiểu 77% lượng khí thải carbon nhờ hệ thống điện của bang kể từ năm 2009, khi Sarawak bắt đầu tập trung mạnh vào thủy điện.
Kết quả là, việc cắt giảm này đã góp phần thực hiện mục tiêu của Malaysia thông qua Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2015 (COP21) hướng tới giảm 45% vào năm 2030. Điều này có thể đạt được mặc dù thủy điện chiếm chưa đến 10% hỗn hợp năng lượng ở Malaysia, phía bên ngoài Sarawak.
Tính khả dụng và khả năng tiếp cận các nguồn thủy điện tại các quốc gia được phản ánh rõ ràng như Nauy và Uruguay, nơi gần như 100% điện được tạo ra từ thủy điện.
"Có nhiều cơ hội hơn cho chúng ta trên khắp thế giới tại thời điểm này để giúp thủy điện có thể tăng trưởng nhiều hơn", theo ông Rich.
"Khi tôi nhìn về tương lai của thủy điện, tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều điều hơn thế - và nó sẽ thay thế phần lớn sản xuất nhiên liệu hóa thạch cũng như bổ sung cho các dạng năng lượng tái tạo khác. Tôi cũng hy vọng rằng, nhờ đó, chúng ta sẽ rút ra những bài học trong quá khứ, về tác động của môi trường, xã hội và khí hậu, để đảm bảo rằng có thể tạo ra những kết quả tích cực hơn."
Sarawak không chỉ có sự phong phú về đường thủy, mà còn được hưởng lợi từ lượng mưa quanh năm và khí hậu gió mùa nhiệt đới. Nguồn cung cấp nước dồi dào này đã biến Sarawak trở thành một trong những động lực chính trong Hiệp hội điện lực Đông Nam Á của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Kết quả Sarawak bắt đầu xuất khẩu điện sang Tây Kalimantan qua biên giới Indonesia vào năm 2016.
Bằng cách hợp tác với các tiện ích lân cận như PLN ở Indonesia và Sabah Electrical Sdn Bhd ở Sabah, Sarawak Energy có kế hoạch hoành thành một mạng lưới Borneo kết nối các quốc gia thành viên của Borneo, bao gồm Brunei, Sabah và Kalimantan – thông qua các nguồn tài nguyên thủy điện. Về lâu dài, Sarawak có khả năng xuất khẩu mạnh sang các quốc gia Đông Nam Á ngoài khu vực Borneo, như một phần của Philippines, Java, Indonesia, Singapore và Tây Malaysia.
Cần kết hợp các nguồn năng lượng khác nhau
"Để tiếp tục tối đa hóa thủy điện, những cách thức mà nó có thể bổ sung cho các dạng năng lượng tái tạo khác cần được khám phá đẩy đủ.", Rich nói.
Thủy điện hiện chiếm 75% tổng công suất phát điện của Sarawak. Để đảm bảo an ninh năng lượng, nhà nước cân bằng các cường độ thủy điện với năng lượng nhiệt từ các nguồn khí đốt và than đá bản địa. Sarawak cũng đang khám phá sản xuất năng lượng mặt trời quy mô lớn trôi nổi trên các hồ hiện có thay vì giải phóng mặt bằng cho các trang trại năng lượng mặt trời.
Năng lượng Sarawak nhắm vào năng lượng mặt trời quy mô lớn và năng lượng tái tạo khác, dự tính chiếm 4% tổng lượng hỗn hợp vào năm 2030.
Sự đa dạng về địa lý của khu vực cũng giúp Sarawak Energy sử dụng phân tử nước và năng lượng trời lai để cung cấp năng lượng cho các vùng nông thôn xa xôi và rải rác. Công ty năng lượng cũng đang khám phá tiềm năng của nước như một loại nhiên liệu và năng lượng thay thế.
17 mục tiêu của Liên Hợp Quốc được kết nối với nhau, dù vậy việc đạt được tất cả chúng vào năm 2030 có thể là thách thức lớn, nhưng một số mục tiêu cốt lõi vẫn đang nằm trong tầm tay: năng lượng sạch và giá cả phải chăng (Mục tiêu số 7), liên kết chặt chẽ với công việc và kinh tế tăng trưởng (Mục tiêu số 8) và tác động đến khí hậu, thông qua việc giảm lượng khí thải carbon (Mục tiêu số 13).
Với sự kết hợp tốt nhuần nhuyễn giữa các nguồn năng lượng tái tạo khác nhau, Sarawak đang tạo ra một khuôn mẫu cho các quốc gia trên khắp Đông Nam Á và các khu vực rộng lớn hơn để tránh xa sự phụ thuộc vào điện và than, trong khi vẫn đạt được 17 mục tiêu đó.