MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao Trung Quốc lại là nơi có ý nghĩa sống còn với Tesla?

08-08-2018 - 15:38 PM | Tài chính quốc tế

Quy mô thị trường rộng lớn, sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ đang là các yếu tố hấp dẫn Tesla đầu tư hàng tỷ USD cho thị trường mới này.

Kế hoạch mở rộng hoạt động ở Trung Quốc trị giá hàng tỷ USD của Tesla có một lý do rất chính đáng: trong các thập kỷ tới đây, quốc gia này đang trở thành thị trường xe điện lớn nhất thế giới, và Elon Musk còn một chặng đường dài nữa nếu ông muốn thống trị nơi này.

Nhu cầu về xe điện sẽ tiếp tục tăng tại thị trường tiêu dùng và ô tô tăng trưởng nhanh nhất thế giới này, khi chính phủ nước này - vốn đang tìm cách hạn chế ô nhiễm và đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghệ cao – đã ủng hộ xe điện hơn xe chạy bằng khí.

Tại sao Trung Quốc lại là nơi có ý nghĩa sống còn với Tesla? - Ảnh 1.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về thị trường xe điện

Bắc Kinh đang thúc đẩy chính sách hỗ trợ cho sự gia tăng của xe điện, cho phép đăng ký chủ sở hữu và đưa ra ưu đãi thuế cho người mua. Trong khi các quốc gia khác đang bắt đầu chuyển sang xe điện, Trung Quốc sẽ vẫn là người dẫn đầu lĩnh vực này, ít nhất đến năm 2040 theo dự đoán của Bloomberg New Energy Finance.

Nhà máy đầu tiên bên ngoài nước Mỹ của Tesla

Trong khi đó, dù đang gặp nhiều khó khăn khi các nhà đầu tư chất vấn về việc đốt tiền mặt và lợi nhuận không rõ ràng, vào thứ Tư vừa qua, Tesla cho biết mình có kế hoạch sử dụng khoản nợ đang tăng ở Trung Quốc để tài trợ cho một nhà máy mới gần Thượng Hải, khu vực đầu tiên nằm bên ngoài nước Mỹ.

Với tên gọi Gigafactory 3, nhà máy này dự kiến sẽ có công suất ban đầu khoảng 250.000 xe và khối pin mỗi năm – và con số đó sẽ tăng gấp đôi theo thời gian. Chiếc xe đầu tiên xuất xưởng từ dây chuyền mới này dự kiến sẽ đến trong ba năm nữa.

Tại sao Trung Quốc lại là nơi có ý nghĩa sống còn với Tesla? - Ảnh 2.

Buổi lễ ký kết thỏa thuận giữa Tesla và chính quyền thành phố Thượng Hải.

Trước đó, vào thứ Tư vừa qua, Bloomberg News đã dẫn nguồn tin từ một người thân cận với kế hoạch cho biết rằng, chi phí của nhà máy ở mức đầy đủ công suất sẽ là khoảng 5 tỷ USD. Sau buổi báo cáo thu nhập vừa qua, ông Musk cho biết, chi phí cho nhà máy để tạo ra 250.000 chiếc xe mỗi năm sẽ là gần 2 tỷ USD.

Nannan Kou, cộng sự cấp cao tại Bloomberg NEF ở Bắc Kinh cho biết: "Quyết tâm của Trung Quốc hướng tới xe điện và quy mô tuyệt đối của thị trường này" đang thúc đẩy việc phổ biến xe điện trên toàn cầu. "Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đã đưa ra lịch trình của họ cho việc phát triển xe điện từ 6 đến 7 năm nhờ sự thúc đẩy vào xe điện của Trung Quốc."

Tesla không hề đơn độc. Những người khổng lồ khác như General Motors Co., Toyota Motor Corp., và Volkswagen AG đang rót hàng tỷ USD vào lĩnh vực xe chạy bằng năng lượng mới – nhưng họ đang chậm chân hơn cho bữa tiệc tại Trung Quốc. Hàng trăm nhà sản xuất nội địa cũng đang tìm kiếm các mẩu nhỏ của thị trường, được thúc đẩy nhờ tham vọng của chính phủ muốn tăng doanh số hàng năm của xe điện dùng năng lượng mới lên gấp 10 lần vào năm 2025.

Tại sao Trung Quốc lại là nơi có ý nghĩa sống còn với Tesla? - Ảnh 3.

Tesla hiện đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng các xe điện bán chạy nhất Trung Quốc nửa đầu 2018.

Những tác động từ chiến tranh thương mại

Việc sản xuất tại địa phương cũng rất quan trọng với Tesla, không chỉ bởi nó giúp duy trì dấu ấn của công ty tại Trung Quốc, mà còn giúp hạ chi phí – đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang làm thuế đánh vào xe nhập khẩu tăng cao hơn. Nhà sản xuất đã tăng giá bán cho các mẫu xe Model S và Model X ở Trung Quốc lên thêm 30.000 USD, sau khi chính phủ nước này đưa ra các khoản thuế bổ sung đối với những chiếc xe do Mỹ sản xuất.

Rủi ro đó khiến những phương tiện này trở nên vượt quá tầng lớp trung lưu đang phát triển của quốc gia này.

Tại sao Trung Quốc lại là nơi có ý nghĩa sống còn với Tesla? - Ảnh 4.

Những thiệt hại mà người dùng phải gánh chịu khi chiến tranh thương mại xảy ra.

Cho dù vậy, một điều an ủi cho Tesla là nhu cầu về xe điện mạnh mẽ ở các thành phố lớn nhất của Trung Quốc, những nơi đã áp dụng lệnh hạn chế đối với xe chạy xăng.

Ở những nơi khác như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu cũng là nhà của lớp người tiêu dùng giàu có nhất Trung Quốc, những người có đủ khả năng mua một chiếc Tesla – đặc biệt là khi công ty bắt đầu xuất xưởng chiếc sedan Model 3, chiếc ô tô có mức giá thấp chưa từng có của họ.

Sau nhiều năm thâm nhập vào Trung Quốc, ông Musk đã ký kết một thỏa thuận sơ bộ với chính quyền Thượng Hải để xây dựng một nhà máy sau chuyến bay đến thăm thành phố vào tháng trước.

Trong khi việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu trong vài quý tới, theo một lá thư gửi tới các cổ đông trong buổi báo cáo thu nhập vào thứ Tư vừa qua, khoản đầu tư của nhà sản xuất ô tô này sẽ không bắt đầu "một cách đáng kể" cho đến năm sau.

Tham khảo Bloomberg

Theo Nguyễn Hải

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên