MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao tỷ phú giàu nhất thế giới vào thập niên 1960s lại từ chối trả tiền chuộc cháu trai bị bắt cóc?

31-05-2021 - 09:58 AM | Sống

Tại sao tỷ phú giàu nhất thế giới vào thập niên 1960s lại từ chối trả tiền chuộc cháu trai bị bắt cóc?

John Paul Getty và tình yêu đối với tiền bạc.

Một số tỷ phú được cho là những người vô tâm vì họ có thể đặt tiền lên trên bất cứ điều gì và bất cứ ai. Với họ, tiền là thứ quan trọng nhất trong cuộc sống bởi vì nó là kết quả trong mọi nỗ lực của họ. John Paul Getty, người đàn ông giàu nhất thế giới vào những năm 1960, cũng là một tỷ phú đặt tiền lên trên tất cả.

Getty là một trong những nhà phân phối xăng dầu đầu tiên tận dụng nguồn tài nguyên xăng dầu dồi dào vào thế kỷ 20. Và từ đó, nhu cầu về xăng dầu không ngừng tăng lên trong 80 năm qua. Vào những năm 1960, Getty được xếp vào danh sách những người giàu nhất còn sống lúc bấy giờ, với khối tài sản 4 tỷ USD (quy đổi theo lạm phát tới nay tương đương khoảng 30 tỷ USD).

Thân thế

Vào đầu những năm 1970, sức khỏe của Getty ngày càng tồi tệ ngay cả khi được chăm sóc y tế với trang thiết bị tối tân nhất thế giới. Trên thực tế, tuổi tác cũng chỉ là một căn bệnh không thể tránh khỏi. Đó là lý do vì sao ông phải bắt đầu suy nghĩ xem mình sẽ để lại khối tài sản hiện tại cho ai. Quyết định cuối cùng của ông là để lại tài sản cho cháu trai John Paul Getty III, con trai của John Paul Getty II.

Getty III sinh năm 1956 tại Minnesota, nhưng ông đã sống phần lớn thời thơ ấu của mình tại Ý. Đó là nơi ông học tập tại một trường hàng đầu và với mong muốn được trở thành ông trùm giống như ông nội của mình. Giống như con trai của nhiều tỷ phú khác, ông cũng trở thành một thiếu niên hư hỏng.

Quyết định của Getty I về việc ai sẽ được sở hữu toàn bộ tài sản sau khi ông qua đời cũng nhanh chóng lan truyền đến tai các phương tiện truyền thông trên khắp thế giới. Vào thời điểm đó, dựa vào các hành vi hư hỏng của Getty III ở Ý, ông đã bị các phương tiện truyền thông đặt biệt danh là "Con hà mã vàng". Điều này đã thu hút rất nhiều sự chú ý xung quanh ông.

Tại sao tỷ phú giàu nhất thế giới vào thập niên 1960s lại từ chối trả tiền chuộc cháu trai bị bắt cóc? - Ảnh 1.

Vụ bắt cóc

Vào ngày 10 tháng 7 năm 1973, cậu bé Getty III bị bắt cóc khi đang đi mua tạp chí tại một cửa hàng ngay góc đường. Cậu đã bị theo dõi trong nhiều ngày và sự việc này không phải là tự phát mà đã được lên kế hoạch rất tỉ mỉ. Cậu được đưa tới một hang động phía Nam nước Ý và trong 12 giờ tiếp theo, một tin nhắn nặc danh được gửi đến các tờ báo ở Ý. Chúng yêu cầu số tiền chuộc Getty III là 17 triệu USD (so với mức lạm phát hiện nay là khoảng 102 triệu USD).

Gia đình cậu nhanh chóng gọi cho Getty I nhờ trả số tiền chuộc nhưng ông từ chối. Bởi vì ông nghĩ tất cả điều này là kế hoạch của gia đình cậu nhằm chiếm đoạt một số tiền lớn từ ông. Đối với một tỷ phú như Getty I, 17 triệu USD không phải là một số tiền lớn, nhưng ông cho rằng không nên trả cái giá đó cho bất kỳ thành viên nào trong gia đình.

Những kẻ bắt cóc bắt đầu gửi các tuyên bố đe dọa ẩn danh thông qua các phương tiện mạng xã hội. Chúng tuyên bố rằng chúng sẽ bắt đầu chặt các bộ phận trên cơ thể cậu nếu gia đình không nhanh chóng chuyển tiền. Gia đình cậu liên tục cầu xin Getty I giúp đỡ nhưng thật không may mắn là, ông lại quan tâm đến việc bảo vệ tiền của mình hơn và vẫn nghi ngờ về toàn bộ vụ bắt cóc.

Đến khi những kẻ bắt cóc hết kiên nhẫn, chúng đã cắt một bên tai của Getty III và gửi cho một phương tiện truyền thông tại Ý. Điều này đã khiến Getty I nhận ra vụ bắt cóc này không phải là kế hoạch của gia đình cậu. Nhưng ngay cả khi hiểu được sự việc, ông vẫn không muốn giúp đỡ họ.

Abigail Harris, mẹ của Getty III đã không còn cách nào khác ngoài việc tự kiếm tiền chuộc lại con. Trong thời gian này, các thành viên trong gia đình đã nói chuyện riêng với những kẻ bắt cóc rằng họ đang chuẩn bị tiền nhưng sẽ mất một khoảng thời gian. Sau 5 tháng, những kẻ bắt cóc đã đưa ra thời hạn cuối cùng trước khi giết cậu bé.

Đây là lúc cả gia đình bắt đầu cầu xin Getty I trả tiền chuộc giúp vì họ không thể kiếm được số tiền lớn như vậy trong một thời gian ngắn. Sau 5 tháng, Getty I cũng chịu giúp đỡ, nhưng ông không chịu trả tiền chuộc với giá 17 triệu USD. Vì vậy, ông đã gọi cho những tên bắt cóc và thương lượng giá, giảm giá xuống còn 2,9 triệu USD.

Tại sao tỷ phú giàu nhất thế giới vào thập niên 1960s lại từ chối trả tiền chuộc cháu trai bị bắt cóc? - Ảnh 2.

Getty thực sự chỉ trả 2,1 triệu USD bởi vì đó là số tiền ông có thể rút (theo như lời ông nói) và 800.000 USD còn lại Getty II phải lo. Ngày thứ 2 sau khi tiền được trao, Getty III đã được đưa về nhà trong tình trạng mất một bên tai nhưng sức khỏe vẫn ổn.

Tiền quan trọng hơn gia đình

Bên cạnh việc ông không muốn trả tiền chuộc ngay cả khi biết rõ mạng sống của cháu trai đang bị đe dọa, thì ông còn dám mạo hiểm hơn khi thương lượng giá với những tên bắt cóc. Ngay cả khi ông đang sở hữu khối tài sản 4 tỷ USD nhưng vẫn mạo hiểm với mạng sống của Getty III.

Sau khi sự kiện kết thúc, Getty I đã nhận được rất nhiều nhận xét xấu từ dư luận về quyết định chậm trễ của mình. Nhưng trong một buổi phỏng vấn vào 1974, ông được hỏi tại sao lại can thiệp sự việc muộn như vậy. Câu trả lời của ông là:

"Tôi có 14 đứa cháu và nếu tôi đồng ý trả tiền chuộc cho một đứa thì tôi cũng sẽ phải trả tiền chuộc cho 13 đứa còn lại".

Có vẻ như Getty I đã quyết định chết với số tiền bên cạnh chứ không phải gia đình. Bạn sẽ nghĩ rằng một thành viên trong gia đình sẽ có giá cao hơn, nhưng với Getty I, mức giá đó chỉ khoảng 3 triệu USD.

Getty mất vào năm 1976 và tất cả khối tài sản của ông cuối cùng vẫn được trao cho Getty III. Nếu ông đã định dành hết tài sản cho cháu trai của mình, vậy tại sao ông không chịu chuộc cậu khỏi những kẻ bắt cóc? Đối với một số người, tiền giống như một liều thuốc giúp chữa lành mọi thứ trong cuộc sống của họ.

Theo Mộc Dương

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên