Tạm kết chuỗi ngày "đen tối", chứng khoán Mỹ hồi phục nhẹ
Chứng khoán Mỹ gượng dậy sau chuỗi ngày giảm liên tiếp, tuy nhiên Dow Jones vẫn ghi nhận mức lỗ 4% trong tuần.
- 12-10-2018Ngày tắm máu thứ 2 của chứng khoán Mỹ, S&P 500 thủng mốc quan trọng, "đáy" đã lộ diện?
- 12-10-2018Tiếp tục bán tháo ồ ạt, thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến hai ngày tồi tệ nhất trong vòng 8 tháng
- 11-10-2018Ngày thứ 4 đen tối - Các công ty công nghệ hàng đầu thế giới đánh mất 172 tỷ USD giá trị thị trường
Trong phiên giao dịch đầy biến động của ngày thứ Sáu, thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến mức hồi phục nhẹ, tuy nhiên vẫn ghi nhận mức lỗ lớn trong tuần do lo ngại về việc tăng lãi suất, định giá cổ phiếu công nghệ cao và nỗi lo về khả năng suy thoái kinh tế.
Dow Jones tăng 287,16 điểm lên mức 25.339,99. S&P 500 tăng 1,4% lên 2.767,13, tạm kết cho chuỗi ngày giảm điểm liên tiếp trong 5 ngày do cổ phiếu công nghệ tăng 3,2%. Còn Nasdaq ghi nhận mức tăng đáng kể, tăng 2% lên 7.469,89.
Các cổ phiếu được giao dịch rất nhiều vào phiên giao dịch ngày thứ Sáu. Dow Jones cũng tăng 414 điểm, S&P 500 và Nasdaq cũng đã có những phiên tăng điểm mạnh trước khi đóng cửa phiên.
Dù chứng kiến mức tăng đáng kể, nhưng Dow Jones và S&P 500 kết thúc tuần giao dịch đầy biến động khi giảm hơn 4%, trong khi đó Nasdaq giảm 3,7% trong tuần này. Các khoản lỗ này đánh dấu mức sụt giảm theo tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3.
Trong khi đó, cổ phiếu của các công ty công nghệ là những cổ phiếu có diễn biến tốt nhất trong năm nay, nhưng cũng giảm đến hơn 3,5% trong tuần này.
Wasif Latif, người đứng đầu khối tài sản toàn cầu tại USAA, cho biết các nhà đầu tư nên thận trọng trong thời gian ngắn hạn. Ông nói: "Còn quá sớm để có thể nói chúng ta đã thoát ra khỏi sự đen tối hay chưa. Chúng ta phải chờ và theo dõi thị trường phản ứng thế nào trong vài ngày tới."
Tâm lý hoảng loạn đã diễn ra trên thị trường toàn cầu, các nhà đầu tư lo lắng về việc nâng lãi suất và các cổ phiếu công nghệ được định giá cao.
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã leo lên mức cao nhất so với năm 2011 trong tuần này, điều này làm dấy lên lo ngại rằng chi phí vay tăng cao có thể khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Gần đây, Tổng thống Donald Trump cũng đã công khai chỉ trích Fed về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, ông nói ông rất không hài lòng với việc ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất.
Willie Delwiche, chiến lược gia đầu tư tại Baird, lưu ý rằng thị trường có xu hướng đi xuống sau khi có rất nhiều dấu hiệu của sự đầu hàng và sự hoảng loạn lan rộng, điều mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây.
Chỉ số biến động Cboe (VIX), là thước đo của nỗi sợ hãi trên thị trường, đạt mức 25,18 điểm vào thứ Sáu, tăng khoảng 70%.
John Augustine, giám đốc đầu tư tại Huntington Private Bank, nói: "Có hai việc bạn cần lưu ý trong những trường hợp như thế này. Đầu tiên là tạo một danh mục đầu tư. Tìm hiểu về những gì bạn đang nắm giữ và tại sao bạn lại giữ nó trong tay. Thứ hai, tạo một danh sách để đi mua." Ông cũng lưu về ý những biến động tương tự có khả năng xảy ra trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III.
Trong đó, Wells Fargo và Citigroup đều đưa ra báo cáo thu nhập tốt hơn dự kiến, cùng với JPMorgan. Wells và Citigroup tăng lần lượt 1,3% và 2,1%. Tuy nhiên, JPMorgan giảm 1,1%.
Các nhà phân tích đến từ FactSet cũng dự kiến thu nhập của S&P 500 quý này sẽ tăng 19%.
Sự hồi phục trong ngày thứ Sáu của thị trường chứng khoán đã làm giảm áp lực bán ra ở thời điểm hiện tại. Chứng khoán châu Á cũng tăng điểm, trong khi đó các cổ phiếu của chau Âu cũng chứng khiến mức tăng trong hầu hết cả ngày giao dịch. Ở Mỹ, Netflix và Amazon đã tăng lần lượt là 5,8% và 4%.