MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Tấm lá chắn" giúp số đông tránh khỏi sự tấn công sâu hơn của mầm bệnh vào cơ thể nhưng thường bị bỏ qua!

24-03-2020 - 11:33 AM | Sống

Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn từ lâu đã được chứng minh là có nhiều công dụng trong việc bảo vệ sức khỏe, có thể tiêu diệt tác nhân gây viêm và mầm bệnh, cũng như hạn chế bội nhiễm.

Suốt 90 năm qua, Bộ Y tế Nhật Bản vẫn luôn khuyến cáo người dân súc miệng để phòng ngừa các bệnh quen thuộc. Malaysia cũng đề nghị công dân của mình duy trì thói quen này để phòng và chữa viêm họng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, sát khuẩn họng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên… Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn còn có thể giúp làm giảm cơn đau và hỗ trợ điều trị các vết loét miệng - hiện tượng xuất hiện các đốm loét nhỏ trong niêm mạc miệng, gây đau đớn, khó chịu hoặc thậm chí là gây sốt cho bệnh nhân.

Theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2013 với hơn 338 tình nguyện viên, những người thường xuyên súc miệng, họng ít bị mắc các bệnh về đường hô hấp hơn.

Tóm lại, bạn đừng quên, việc dùng nước súc miệng diệt khuẩn để DỰNG LÊN LÁ CHẮN tránh khỏi sự tấn công của mầm bệnh sâu hơn vào cơ thể.

Súc miệng không chỉ làm sạch họng mà còn hỗ trợ loại bỏ các loại vi khuẩn trên lợi, mảng bám và cao răng - những thứ nếu tích tụ lâu sẽ dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu, lợi. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng khử mùi hôi do vi khuẩn gây ra, đem lại hơi thở thơm mát cho người dùng.

Theo BS. Michele Collier tại phòng khám Waterstone Family Dentistry (Mỹ), kể cả có chải răng 3-4 ngày/lần thì cũng không thể loại bỏ được toàn bộ vi khuẩn. Đánh răng chỉ có thể loại bỏ được 43% vi khuẩn trong khoang miệng, để lại 57% vi khuẩn gây nguy cơ viêm nướu và sâu răng.

Nên dùng dung dịch sát khuẩn nào để súc miệng?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dung dịch sát khuẩn với nhiều thành phần và công dụng khác nhau.

Bạn có thể bắt đầu việc súc miệng bằng dung dịch diệt khuẩn Listerine có 4 tinh dầu thiên nhiên: tinh dầu lý bách hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn và tinh dầu Metyla Salitylat. Loại nước súc miệng này làm sạch các mảng bám trên răng, giảm thiếu tối đa các bệnh về răng miệng, diệt 99.9% vi khuẩn giúp sát khuẩn khoang miệng hiệu quả và an toàn.

Tấm lá chắn giúp số đông tránh khỏi sự tấn công sâu hơn của mầm bệnh vào cơ thể nhưng thường bị bỏ qua! - Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM đã cung cấp nước súc miệng diệt khuẩn cho nhân viên sử dụng trong mùa dịch để giúp vệ sinh cá nhân toàn diện.

Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng nước súc miệng có chứa muối NaCl. Nó có tác dụng sát khuẩn, bảo vệ tế bào niêm mạc họng, loại bỏ các vi khuẩn có hại, cũng như ngừa viêm nhiễm ở vùng hầu họng. Tuy nhiên nên lưu ý nồng độ muối phù hợp để không gây tổn thương đến các tế bào vùng miệng.

Các lưu ý khi súc miệng

Quy trình súc miệng đúng cách bao gồm các bước:

- Lấy một lượng vừa đủ dung dịch sát khuẩn sao cho vừa với khoang miệng, khoảng 20ml

- Ngậm nước súc miệng, không pha loãng với nước để tránh làm giảm hiệu quả của nước súc miệng

- Súc xung quanh khoang miệng, răng và lợi trong 30 giây

- Nhổ dung dịch sát khuẩn ra ngoài, không cần súc lại bằng nước

#listerine; #súcmiệngdiệtkhuẩn; #ngănngừa

Tấm lá chắn giúp số đông tránh khỏi sự tấn công sâu hơn của mầm bệnh vào cơ thể nhưng thường bị bỏ qua! - Ảnh 3.

Thu Nguyệt

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên