MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tâm lý học: Ngoại hình bộc lộ nhiều thứ thú vị, từ tính cách, khí chất đến kiến thức và kinh nghiệm sống

17-09-2024 - 20:50 PM | Sống

Những người có ngoại hình đẹp luôn thu hút sự chú ý và có rất nhiều người quý mến, hỗ trợ.

Khuôn mặt con người theo thời gian sẽ có nhiều thay đổi bởi chịu tác động của môi trường. Vì thế, cơ mặt, làn da sẽ lão hoá, gây ra nhiều thay đổi về ngoại hình. Ngoài ra theo quan niệm của người xưa, những thay đổi tâm lý của một người có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của họ.

Từ xa xưa, người ta tin rằng những thay đổi về tâm lý có thể gây ra những thay đổi về ngoại hình. Ví dụ, những thay đổi về cảm xúc của một người có thể ảnh hưởng đến diện mạo khuôn mặt của người đó.

Tâm lý học: Ngoại hình bộc lộ nhiều thứ thú vị, từ tính cách, khí chất đến kiến thức và kinh nghiệm sống- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, người có tâm tính vui vẻ, tốt bụng thường có vẻ ngoài đoan trang, rạng rỡ.

Một người siêng năng, kiên trì và không chịu đầu hàng trước thất bại sẽ có vẻ ngoài tràn đầy năng lượng tích cực.

Nếu một người có mưu đồ và thường lợi dụng lợi ích cá nhân để gây thiệt hại cho người khác, họ thường có vẻ ngoài là khó ưa và có đôi mắt liên láo.

Và trong một xã hội coi trọng ngoại hình, việc có ngoại hình hấp dẫn có thể mang lại nhiều lợi thế hơn. Chẳng hạn như khi đi xin việc, người có ngoại hình đẹp thường được ưu ái hơn.

Từ xa xưa, những người có ngoại hình đẹp luôn thu hút sự chú ý và có rất nhiều người quý mến, hỗ trợ.

Đánh giá con người qua vẻ bề ngoài có sai không?

Nhà tâm lý học người Mỹ Frevert đã có nghiên cứu về việc đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Ông nhấn mạnh đây không chỉ là bản năng mà còn là bản chất con người. Con người không thể kìm nén được bản năng ăn sâu này, và bộ não của họ khó có thể đưa ra những quyết định đi ngược lại với bản năng này.

Hành vi đánh giá con người qua vẻ bề ngoài không chỉ giới hạn ở việc đánh giá ngoại hình của một người mà nó còn liên quan rộng đến hành vi, lời nói, phong cách ăn mặc và khí chất.

Cái gọi là hiệu ứng ưu tiên là một khái niệm được đề xuất bởi nhà tâm lý học người Mỹ AS Lochins, còn được gọi là hiệu ứng đầu tiên, hiệu ứng ưu tiên hay hiệu ứng ấn tượng đầu tiên. Hiệu ứng này cho rằng ấn tượng đầu tiên được hình thành trong lần tương tác đầu giữa mọi người có thể có tác động quyết định đến các mối quan hệ trong tương lai.

Tâm lý học: Ngoại hình bộc lộ nhiều thứ thú vị, từ tính cách, khí chất đến kiến thức và kinh nghiệm sống- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Ngoại hình của một người đóng một vai trò quan trọng trong hiệu ứng ưu việt. Ví dụ, trong các hoạt động xã hội, chúng ta thường vô thức thích những người có vẻ ngoài thân thiện và tính cách vui vẻ, nghĩ rằng họ dễ gần và hòa đồng hơn.

“Ngoại hình” là sự đánh giá về hình ảnh tổng thể của một người chứ không chỉ giới hạn ở đường nét khuôn mặt. Một người dù không có khuôn mặt nổi bật nhưng nếu có kiến thức sâu rộng và tầm nhìn rộng sẽ khiến mọi người cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình giao tiếp.

Ngoại hình của một người không chỉ được quyết định bởi di truyền mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như ý chí cá nhân, kiến thức, tính cách, rèn luyện, khí chất và kinh nghiệm sống. Dù cha mẹ có cho chúng ta bộ mặt như thế nào thì chúng ta đều có cơ hội nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp. Điều này không liên quan đến khuôn mặt mà chúng ta sinh ra.

Có phải ngoại hình đẹp thực sự là một lợi thế?

Không thể phủ nhận rằng ngoại hình đẹp trong xã hội thường mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân. Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt  và những người có ngoại hình đẹp không tránh khỏi một số tác động tiêu cực.

Trước hết, họ dễ gây ra sự ghen tị với những người cùng giới, đó là bản chất của con người. Vì ngoại hình là do ông trời ban tặng nên những người có ngoại hình bình thường rất dễ cảm thấy bất công trước số phận.

Tâm lý học: Ngoại hình bộc lộ nhiều thứ thú vị, từ tính cách, khí chất đến kiến thức và kinh nghiệm sống- Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Thứ hai, khi những người có ngoại hình đẹp thành công có thể không được người khác công nhận và bị cho là may mắn. Trong xã hội coi ngoại hình là trên hết, mọi người có xu hướng chú trọng đến cái đẹp mà bỏ qua nỗ lực cá nhân.

Thứ ba, những khuyết điểm của họ thường bị phóng đại. Bởi vì mọi người đặt kỳ vọng cao hơn vào họ nên một khi họ bộc lộ bất kỳ khuyết điểm nào thì những khuyết điểm này sẽ càng được phóng đại. Người khác cho rằng họ không có điểm mạnh nào khác ngoại hình. Đồng thời, những người có ngoại hình đẹp có thể tạo cảm giác xa cách với người khác , khiến người bình thường cảm thấy khó chịu, thậm chí tránh xa họ.

Theo Toutiao



Theo Ứng Hà Chi

Thanh niên Việt

Trở lên trên