MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tâm lý học: Người thích nói ‘cảm ơn’ thường có 3 SỐ MỆNH, càng về già càng có phúc, nạn nào cũng sớm qua

05-08-2024 - 19:12 PM | Sống

Nói "cảm ơn" bản thân nó là một kiểu giao tiếp và tương tác ở cấp độ cao.

Những người thích nói “cảm ơn” thường là những người tốt bụng, bao dung và thường nhận được nhiều lời ngợi khen từ người khác. Họ cũng là người có đạo đức, sống chan hoà, biết quan tâm đến mọi người. 

Chính vì thế, họ có số mệnh tốt, dù vất vả cũng sớm vượt qua, chẳng sợ gặp tai ương. 

Có nhiều cơ hội gặp được người tốt

Những người thường xuyên nói “cảm ơn” là người sống có trước có sau, có lòng biết ơn và báo đáp lòng tốt tới mọi người. Như vậy, họ sẽ gặp được người tốt, có tấm lòng rộng lượng, cao thượng như họ.

Các nhà Tâm lý học tin rằng, giao tiếp và tương tác giữa con người với nhau là một phần quan trọng của đời sống xã hội. Sự tương tác tốt không chỉ có thể làm dịu đi các mối quan hệ giữa các cá nhân mà còn tạo ra nhiều giá trị và cơ hội hơn cho bản thân bạn và đối phương.

Tâm lý học: Người thích nói ‘cảm ơn’ thường có 3 SỐ MỆNH, càng về già càng có phúc, nạn nào cũng sớm qua- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Giống như nói "cảm ơn" bản thân nó là một kiểu giao tiếp và tương tác ở cấp độ cao. Chắc chắn sẽ rất suôn sẻ và dễ chịu khi tương tác và giao tiếp với nhau theo cách này. Chỉ xét từ góc độ thăng tiến, những người hay nói lời cảm ơn thường sẽ gặp được và nắm bắt được nhiều cơ hội khác nhau, gặp được quý nhân phù trợ cũng dễ dàng hơn. 

Chính vì thế, họ càng về già càng có nhiều phúc phần, gặp khó khăn cũng không sợ vì sẽ có nhiều người tốt giúp đỡ. 

Khả năng cân bằng mặc cảm tự ti và cải thiện hình ảnh bản thân

Người thích nói “cảm ơn” là người biết ơn. Biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn người khác mà còn là biết ơn chính mình.

Tâm lý học cho rằng, lòng biết ơn bản thân là một thái độ tích cực, một trạng thái biết ơn và trân trọng những gì mình có cũng như hoàn cảnh hiện tại.

Nhà tâm lý học Adler từng nói: "Con người sinh ra đã có lòng tự trọng thấp”. Nếu cuộc đời được so sánh với một cái cân thì sự tự ti chắc chắn chiếm một bên của cái cân. Khi lòng biết ơn xuất hiện, nó sẽ tạo thêm sức nặng cho đối phương để cân bằng sự mặc cảm và cảm xúc tiêu cực ở phía đó.

Bởi vì lòng biết ơn bao gồm sự chấp nhận và khẳng định của những người, sự vật xung quanh bạn và của chính bạn. Khi biết ơn, bạn cũng sẽ có cảm giác hài lòng trong lòng.

Tâm lý học: Người thích nói ‘cảm ơn’ thường có 3 SỐ MỆNH, càng về già càng có phúc, nạn nào cũng sớm qua- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Từ góc độ Tâm lý học phát triển, biết ơn bản thân có thể cải thiện hình ảnh bản thân và đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự tự tin và khả năng chấp nhận bản thân của mọi người.

Nhà tâm lý học Robert Emmons từng nói: "Lòng biết ơn là một cảm xúc, một đức tính, một động lực, một phản ứng, một kỹ năng, một thái độ và một sự tiến bộ”. 

 Dễ dàng kích hoạt phản ứng dây chuyền của số phận

Những người thích nói "cảm ơn" thường có tính cách rộng lượng , ý thức đạo đức cao. Những người như vậy không sợ kẻ mạnh, không khiêm tốn cũng không kiêu ngạo và dễ dàng nhận được sự tôn trọng của người khác. Họ bao dung và sẽ thể hiện tình yêu thương, sự cảm thông với những người yếu thế.

Tâm lý học: Người thích nói ‘cảm ơn’ thường có 3 SỐ MỆNH, càng về già càng có phúc, nạn nào cũng sớm qua- Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Vì vậy, thành công của họ không phải 1 - 2 lần mà là nhiều lần và liên tục . Bởi hình mẫu của lòng tốt và sức mạnh sẽ tạo nên hàng loạt phản ứng dây chuyền của số mệnh. Vì thế, hãy học cách nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ: Cảm ơn người lái xe buýt mỗi sáng, cảm ơn cô lao công ở công ty, cảm ơn anh bảo vệ vì luôn giúp bạn mở cửa hàng ngày,... 

Còn người từ chối cảm ơn thì chỉ nghĩ đến bản thân mình và không có lòng vị tha. Điều này có những bất lợi rõ ràng dù ở nơi làm việc hay trong các nhóm cần sự hợp tác. Trong suy nghĩ của họ, mọi thứ đều được coi là đương nhiên. Họ cảm thấy những điều tốt đẹp đến chỉ là do họ xứng đáng nhận được. Theo thời gian, những người như vậy sẽ bị người khác nhìn thấu và tránh xa.

Theo Toutiao 



Theo Ứng Hà Chi

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên