Tâm lý "Mua sắm trả thù" sẽ giúp hệ thống trung tâm mua sắm lớn nhất Việt Nam của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hồi sinh?
Với việc tiêm vắc-xin hiện đã và đang được triển khai diện rộng như hiện nay khiến mọi thứ trở nên lạc quan hơn. Các chuyên gia dự đoán rằng người tiêu dùng đã sẵn sàng chi tiêu một khoản lớn cho tất cả các hoạt động mà họ đã bỏ lỡ - bắt đầu bằng việc mua sắm tại cửa hàng.
"Mua sắm trả thù" là gì?
Mua sắm trả thù bản thân hoàn toàn không phải là một thuật ngữ mới. Nó được dùng để chỉ tất cả mọi hoạt động mua sắm "điên cuồng" để khỏa lấp một mối hận hoặc một thú vui nào đó, ví dụ một người mua sắm thỏa thích sau khi chia tay hay một đứa con vui vẻ tiêu xài thẻ tín dụng của cha mẹ chúng…
Nhưng trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, mua sắm trả thù đã mang một ý nghĩa khác, đó là mua sắm để bù đắp cho khoảng thời gian giãn cách xã hội.
Dịch bệnh ập tới bắt buộc người tiêu dùng phải tập trung hơn vào các mặt hàng thiết yếu và thắt chặt chi tiêu đối với các mặt hàng xa xỉ. Hầu hết người tiêu dùng hạn chế tối đa việc mua sắm tại các cửa hàng trong năm qua.
Trong đại dịch, người tiêu dùng tập trung hơn vào các mặt hàng thiết yếu và thắt chặt chi tiêu đối với các mặt hàng xa xỉ. Ảnh: Doanh nghiệp tài chính
Mọi người đã chuyển sang thương mại điện tử nhưng họ cũng nhận thức rõ về sự tiện lợi bên cạnh những hạn chế của việc mua sắm trực tuyến.
Tất cả chúng ta đều đã mạo hiểm khi mua thứ gì đó qua mạng mà không thử trước. Hơn nữa, ngay cả tốc độ giao hàng nhanh nhất cũng không thể cạnh tranh với cảm giác thỏa mãn tức thì đến từ việc tận tay xách một chiếc túi vừa mua sắm về nhà.
Và với việc tiêm vắc-xin hiện đã và đang được triển khai diện rộng như hiện nay khiến mọi thứ trở nên lạc quan hơn. Các chuyên gia trong ngành đưa ra dự đoán rằng người tiêu dùng đã sẵn sàng chi tiêu một khoản lớn cho tất cả các hoạt động mà họ đã bỏ lỡ - bắt đầu bằng việc mua sắm tại cửa hàng.
Vincom Retail của tỷ phú Phạm Nhật Vượng liệu có hồi sinh từ tâm lý "Mua sắm trả thù"?
Vincom Retail (VRE) mới đây đã công bố bản báo cáo về tương lai hứa hẹn của tập đoàn sau "bình thường mới".
Cụ thể, trong Q2/2021, VRE ghi nhận doanh thu đạt 1,510 tỷ đồng giảm 7.3% so với cùng kỳ, do mảng bàn giao bất động sản giảm 67% trong quý 2, chỉ bàn giao 16 căn so với 49 căn trong Q2/2020. Nhưng doanh thu cho thuê vẫn ghi nhận tăng 4.8%, đạt 1,370 tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu cho thuê trong nửa đầu năm 2021 tăng khoảng 10% so với cùng kỳ chủ yếu đến từ Vincom Mega Mall Ocean Park được đưa vào hoạt động cuối năm 2020 và tăng trưởng mạnh mẽ của ngành bán lẻ trong Q1/2021.
Theo VRE, kể từ năm ngoái đến nay, doanh nghiệp vẫn triển khai các biện pháp hỗ trợ khách thuê, mục tiêu là đi cùng nhau trên chặng đường dài. Trong giai đoạn tiếp theo, Vincom Retail sẽ hỗ trợ khách thuê kích cầu mua sắm, một trong số đó là chương trình bán hàng đỏ…
Biên lợi nhuận gộp mảng cho thuê giảm nhẹ so với năm ngoái, từ 49% xuống 46% do áp dụng những biện pháp hỗ trợ tiền thuê cho các cửa hàng bắt buộc phải đóng cửa do dịch Covid 19.
Dự kiến trong quý cuối năm 2021, với nhiều ngày lễ lớn, kỳ vọng dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, và dự án mới đi vào hoạt động là Vincom Mega Mall Smart City và Vincom Plaza Bạc Liêu và Mỹ Tho sẽ mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất năm.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh thận trọng hơn, VRE kỳ vọng doanh nghiệp sẽ hoàn thành 86% kế hoạch doanh thu và đạt LNST khoảng 1800 tỷ VND, hoàn thành 72% kế hoạch lợi nhuận đề ra tại Đại hội đồng cổ đông.
Trung tâm mua sắm lớn nhất Việt Nam của tỷ phú Phạm Nhật Vượng Vincom Retail liệu có hồi sinh sau đại dịch?
Về thị trường bất động sản, trung tâm thương mại và bán lẻ, nhìn lại năm 2020, lĩnh vực bán lẻ là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Tổng mức bán hàng và tiêu dùng dịch vụ của Việt Nam trong năm 2020 chỉ tăng 2,6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,8% của năm 2019.
Tại Hà Nội, nguồn cung bất động sản bán lẻ tại đây không ghi nhận dự án mới nào đi vào hoạt động trong quý 2/2021. Nguồn cung bán lẻ hiện tại không thay đổi ở mức hơn 1 triệu m2 diện tích sàn hiệu dụng.
Tỷ lệ trống tăng ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Trong đó, khu vực trung tâm đạt trung bình 10.8% do một số lô ở các tầng cao hơn vẫn bị bỏ trống dưới tác động kéo dài của đại dịch.
Giá chào thuê: Giá thuê tầng trệt và tầng 1 tại các vị trí ngoài trung tâm tiếp tục giảm do một số dự án có tỷ lệ trống cao đề xuất giảm giá để thu hút khách thuê mới, cũng như giữ chân khách thuê hiện tại để ổn định tỷ lệ lấp đầy.
Giá chào thuê giảm 3,8% so với năm 2020 và 2,8% so với cùng kỳ, đạt trung bình 29 USD/m2/tháng. Giá chào thuê trung bình tại khu vực trung tâm Hà Nội giảm 1,9% so với cùng kỳ và 1,7% so vơi 2020, đạt 102 USD/m2/ tháng.
Tại TP. HCM, về nguồn cung, không có dự án mới nào trong nửa đầu năm 2021, do đó tổng diện tích sàn hiệu dụng là 11,300m2, thấp hơn 90% so với lượng cung mới trung bình trong ba năm qua. Đến nay, tổng NLA mới trên thị trường là 1,068 tr m2.
Về tỷ lệ lấp đầy, tính đến quý 2 năm 2021, tỷ lệ trống cho khu vực trung tâm và ngoài trung tâm lần lượt là 1,87% (ổn định so với cùng kỳ năm ngoái) và 11,71% (giảm 1,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái).
Giá chào thuê tại khu vực trung tâm là 137.1 USD/m2, tăng 1,1% so với cùng kỳ (và tăng 1.2% so với năm 2020) và giá thuê ở khu vực ngoài trung tâm là 33,9 USD/m2, giảm 2,3% so với cùng kỳ (và giảm 5,2% so với năm 2020).
Như vậy, về triển vọng tương lai, thị trường sẽ tiếp tục chào đón hơn 300.000 m2 tại Hà Nội trong vòng 3 năm tới và 500.000 m2 tại TP. HCM trong 5 năm tới. Tỷ lệ lấp đầy, giá cho thuê cũng được dự báo sẽ dần hồi phục khi nền kinh tế hồi phục, thương mại bán lẻ tiếp tục tăng lên cùng với sức mua của người dân.
Doanh nghiệp và tiếp thị