Tầm nhìn của Steve Jobs: Chiêu mộ đạo diễn vừa thất bại về làm phim, lật ngược thế cờ của Pixar vì tin, người bất mãn có động lực mạnh mẽ để thay đổi mọi thứ
Ngay sau thất bại phòng vé, đạo diễn Brad Bird đã được Steve Jobs tin tưởng chiêu mộ để trao một cơ hội khác. Và ông đã không làm Steve Jobs thất vọng.
- 07-11-2022Tuổi 39 của nữ triệu phú gợi cảm bậc nhất thế giới: Không tiếc tay đầu tư biệt thự, siêu xe, sánh vai bên chồng tỷ phú
- 06-11-2022Đến Mỹ với vọn vẹn 500 USD, nhiều đêm ngủ ở công viên, 9 năm sau người đàn ông trở thành triệu phú nhờ bán hàng online: Thất bại 7 lần, tôi sẽ đứng lên ở lần thứ 8
- 05-11-2022Một điều bất ngờ được tiết lộ khi nghiên cứu về 10.000 triệu phú: 80% các triệu phú tự thân làm giàu, chi tiêu thông minh, hạn chế nợ nần và không mong giàu nhờ cổ phiếu
- 04-11-2022Tuổi 30 của ca sĩ triệu phú Selena Gomez: Không thiếu biệt thự khủng và siêu xe, chi tới 300 USD cho một giờ tập gym, nhưng lại muốn... buông bỏ tất cả
- 31-10-2022Triệu phú da màu làm nên lịch sử ở Shark Tank Mỹ: Cô gái nghèo dám làm những điều sợ hãi, tạo nên đế chế tỉ đô cùng nhà Kardashian-Jenner
Năm 1999, bộ phim “Người khổng lồ sắt” của đạo diễn Brad Bird ra rạp.
Trái với kì vọng, bộ phim đã trở thành nỗi thất bại lớn về mặt thương mại, khi tiêu tốn ước tính tới 70 triệu USD kinh phí thực hiện trong khi chỉ thu được vỏn vẹn 23 triệu USD tại các phòng vé trên toàn thế giới.
Điều này cũng khiến một đạo diễn có kinh nghiệm như Brad Bird phải tự hỏi liệu rằng đây có phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp của ông trong lĩnh vực điện ảnh hay không.
Tuy nhiên, Bird không biết rằng có một người đã xem bộ phim, và phát hiện ra tiềm năng sáng tạo to lớn trong đó, và còn tin rằng nó đủ sức để làm rung chuyển cả ngành nghệ thuật thứ 7.
Tầm nhìn của Steve Jobs
Người đã phát hiện nét mới mẻ trong bộ phim của Brad Bird không phải ai xa lạ, chính là Steve Jobs, Giám đốc điều hành của Pixar Animation Studios vào thời điểm đó.
Vừa thoát khỏi một thất bại to lớn đe dọa cả sự nghiệp đạo diễn, Bird đã được Steve Jobs và người đồng sáng lập Pixar, Ed Catmull, thuê để viết kịch bản và đạo diễn một bộ phim hoạt hình có tên “The Incredibles” (Gia đình siêu nhân).
Bird chia sẻ trên podcast “WorkLife with Adam Grant” vào năm 2019: “Họ chủ động chọn một đạo diễn như tôi - người vừa vấp phải một thất bại lớn - để tiếp cận. Kiểu như họ cho rằng họ đang rơi vào nguy hiểm bởi lối mòn, thói quen làm phim cũ … và muốn thay đổi mọi thứ.”
Điều này vốn dĩ có phần bất thường, vì Pixar Animation Studios đã gặt hái được những thành công nhất định từ trước đó. Tính đến năm 1999, hãng đã phát hành “Toy Story” (Câu chuyện đồ chơi), “A Bug’s Life” (Thế giới côn trùng) và cũng ngay trong cuối năm đó, “Toy Story 2” (Câu chuyện đồ chơi 2) ra mắt.
Lí giải cho quyết định của mình, Jobs và Catmull nói với Bird rằng họ thuê ông vì bộ phim “Người khổng lồ sắt” dù thất bại phòng vé, nhưng đã thể hiện quyết tâm tìm ra cách kể chuyện mới mẻ. Và chính Bird là tiếng nói mới mẻ mà họ cần có trong đội ngũ, để cùng công ty tiếp tục giữ vững những thành công trước đó.
Trước khi đến Pixar, Bird hào hứng hứa sẽ tạo ra một bộ phim hay hơn với một nửa thời gian và chi phí so với các bộ phim hoạt hình khác.
Thế nhưng sau khi Bird được thuê, hãng phim nói rằng kỳ vọng của ông đối với “Gia đình siêu nhân” không thực tế. Công ty cho biết bộ phim dự kiến sẽ mất tới gần một thập kỷ và 500 triệu USD kinh phí sản xuất.
Quyết không từ bỏ quan điểm ban đầu, Bird bắt đầu tìm kiếm “những con cừu đen” của Pixar - những nhân viên có ý tưởng mạo hiểm đã bị phớt lờ trong quá khứ. Bird nói: “Tôi muốn thu thập những người bất mãn, vì họ có cách làm tốt hơn và đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lối đi riêng.”
Sau đó, ông thống nhất họ chống lại một kẻ thù chung: thực tế. "Không ai nghĩ rằng chúng ta có thể làm được điều này", Bird đã nói với nhóm như thế khi họ bắt đầu làm phim. Và những kết quả sau này đã chứng minh ông đi đúng hướng.
Cơ sở khoa học phía sau quyết tâm của Brad Bird
Một số chuyên gia gọi phương pháp tạo động lực này là “hiệu ứng người yếu thế”.
Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu từ Đại học Coastal Carolina đã phát hiện ra rằng những người mới hoặc những người bị phớt lờ thường có một ưu thế: Mặc dù thiếu nguồn lực và khả năng kiểm soát, họ có “động lực mạnh mẽ để đạt được thứ gì đó, trái với việc chỉ cố giữ gìn”.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng thay vì xem những nhược điểm như một trở ngại, những người yếu thế sẽ nỗ lực nhằm tăng cường khả năng kiểm soát tình thế, và đó là một động lực tích cực cho sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
Trong trường hợp của Pixar, nhóm của đạo diễn Bird đã giải quyết xuất sắc các vấn đề giữa việc thuê các họa sĩ hoạt họa cao cấp hoặc tự tạo ra các cải tiến hoạt hình bằng cách đầu tư vào các công nghệ mới và đắt tiền.
Cuối cùng, "Gia đình siêu nhân" chỉ tiêu tốn 92 triệu USD để thực hiện, chưa tới 1/5 kinh phí mà hãng phim xác định ban đầu. Trong khi đó, phim thu về tới hơn 631 triệu USD tại các phòng vé trên toàn thế giới sau khi phát hành năm 2004. Sau thành công của “Gia đình siêu nhân”, Bird tiếp tục tham gia sản xuất nhiều phim khác với Pixar, bao gồm một bộ phim đoạt giải Oscar khác là “Ratatouille” (Chuột đầu bếp).
Lời kết
“Có một tư duy yếu thế lại là điều có lợi - và là một nguồn động lực tốt ”. Khi kể lại câu chuyện này, Bird đã rút ra như vậy.
“Để làm tốt một công việc sẽ rất khó. Và nếu bạn làm được, tức bạn là một kẻ yếu thế, theo một phương diện nào đó. Bạn hẳn đang tìm kiếm thứ gì đó ngoài tầm với của tất cả mọi người.”
Theo CNBC
Nhịp sống thị trường