Người không từ bỏ sự bi quan, nếu chăm chỉ cũng khó giàu
Khoảng cách lớn nhất của người giàu và người nghèo không phải là tiền ít hay nhiều, mà là suy nghĩ.
- 05-11-2022Một điều bất ngờ được tiết lộ khi nghiên cứu về 10.000 triệu phú: 80% các triệu phú tự thân làm giàu, chi tiêu thông minh, hạn chế nợ nần và không mong giàu nhờ cổ phiếu
- 04-11-2022Tuổi 30 của ca sĩ triệu phú Selena Gomez: Không thiếu biệt thự khủng và siêu xe, chi tới 300 USD cho một giờ tập gym, nhưng lại muốn... buông bỏ tất cả
- 31-10-2022Triệu phú da màu làm nên lịch sử ở Shark Tank Mỹ: Cô gái nghèo dám làm những điều sợ hãi, tạo nên đế chế tỉ đô cùng nhà Kardashian-Jenner
- 24-10-2022'Ông trùm vi mạch' ở khu chợ điện tử lớn nhất thế giới Hoa Cường Bắc: Từ công nhân trở thành ông chủ lớn, 60 tuổi khởi nghiệp liền trở thành triệu phú
Chúng ta chào đời với hai bàn tay trắng, nhưng đến một độ tuổi nhất định, khoảng cách giàu nghèo giữa người với người sẽ xuất hiện và ngày một lớn. Nền tảng gia đình, mối quan hệ… là những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập, thế nhưng, điều thực sự quyết định thu nhập lại là phẩm chất của mỗi người.
Có người từng nói: “Con người sinh ra không ai nghèo khó, phất lên được hay không tùy thuộc vào việc bạn trau dồi bản thân như thế nào.” Rõ ràng, sự giàu có của một người phần lớn do tâm trí họ quyết định, muốn thành công, trước hết phải điều chỉnh được những điều sau.
1. Những người bi quan, rất khó kiếm tiền
Một cụ bà bán ô và nón. Trời mưa thì bà sợ không bán được nón, trời nắng thì bà cũng sợ chả ai mua ô của bà, đâm ra trông bà lúc nào cũng khó chịu cau có. Cuối cùng, không một ai dám bén mảng đến quầy hàng của bà nữa.
Dù là làm việc lớn hay nhỏ, nếu ta cứ đề phòng mọi thứ và nhìn nhận sự việc ở một góc độ quá tiêu cực, thì giấc mộng làm giàu cũng theo đó mà tan thành mây khói. Một người có tâm lý tốt sẽ tự biết kiểm soát chính mình, còn người lúc nào cũng để những điều tiêu cực làm ảnh hưởng đến cảm xúc của bản thân thì không bao giờ thành công được.
Ngoài ra, thái độ không tốt với người khác cũng có thể triệt đường tài lộc của mình. Thử tưởng tượng xem, khi đi mua sắm, bạn muốn nhìn thấy những khuôn mặt tươi cười hay bản mặt cau có của nhân viên? Nếu cảm nhận được điều này, bạn sẽ hiểu tại sao những người có tâm thái xấu sẽ không kiếm được nhiều tiền.
2. Thay đổi tâm thái, tiền tự dưng tới
Michael Yu từng nói rằng: “Mưu cầu sự giàu sang phú quý là đúng đắn, nhưng cũng đừng vì thế mà chê trách cái phận nghèo của mình. Bởi mẹ tôi từng dạy rằng: Giàu nghèo là do cách chúng ta sống’’.
Trong nhiều năm, từ dạy học cho đến bán hàng, Michael Yu đã đưa nhóm của mình trở thành một team thành công. Dù bị chê cười hay được khen ngợi, ông luôn tin rằng mọi thứ sẽ ổn, thậm chí dù thất bại, ông biết mình vẫn còn mái ấm để trở về.
Với suy nghĩ “Luôn tồn tại một lối thoát”, bạn sẽ thấy những thăng trầm của cuộc sống chỉ là cơ hội để mình điều chỉnh lại tâm lý, chứ không phải là điềm báo của sự thất bại. Nếu muốn lập nghiệp, bạn phải học cách bình tĩnh và mỉm cười với mọi biến cố xảy ra, dù có mệt mỏi cũng đừng đổ lỗi cho điều kiện khách quan.
Đối với những ai đang bươn chải trong cuộc sống, chắc chắn sẽ không ít lần họ phải đối mặt với những thử thách, khó khăn. Thế nhưng, những người làm nên chuyện lại coi thất bại là một tài sản vô cùng quý báu, bởi nó cho họ kinh nghiệm và giúp họ học cách đương đầu với thử thách.
Lưu Bá Ôn vốn là một quan chức của triều đại nhà Nguyên, nhưng ông lại rất yếu thế và lạc lõng giữa các quan đại thần. Vì vậy, ông đã lui về ở ẩn và chuyên tâm vào việc viết sách. Trong cuốn sách của mình, ông đã viết: “Con cá nhỏ trong mương không thể ngáng được cơn lũ, con chim nhỏ trên bờ rào không thể ngăn được bão tố.”
Nếu không được ai đánh giá cao, chúng ta sẽ vẫn chỉ là một chú cá nhỏ, một chú chim nhỏ chưa đủ mạnh mẽ. Trước tiên hãy tự hiểu mình, sau đó từ từ phát triển thành một con đại bàng, sải cánh và bay cao. Khi Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên, người có tầm nhìn xa như Lưu Bá Ôn đã “trở mặt” trở thành khai quốc công thần nhà Minh.
Hãy luôn sống với hy vọng, đừng ngại vấp ngã. Bởi tiền mất nhưng ví vẫn còn, khi cả tiền và ví đều không còn, thì trí tuệ vẫn ở đó, đây là một tâm thái tốt để làm giàu.
4. Phải “biết đủ”
Không có tự do tài chính tuyệt đối, bản thân giàu có hay không còn phụ thuộc vào việc mình có “thấy đủ” hay không.
Ngày xưa, vua Lương thích ăn trái cây, nước Ngô biết thế đã mang biếu cho ông rất nhiều quả quýt. Một thời gian sau, nước Ngô lại mang cam đến tặng. Vua Lương nghĩ rằng nước Ngô chắc hẳn còn nhiều loại trái cây ngon hơn, nên bèn sai sứ sang hỏi thăm. Sau đó, người đi sứ mang về nước một ít thanh yên. Thế nhưng, vua Lương sau nếm thấy đắng đã trách người nước Ngô đối xử tệ bạc với mình.
Chúng ta thường khó chịu, tức giận khi mong muốn của mình không được thực hiện, điều đó khiến ta mất đi sự thích thú ban đầu. Đó là lý do tại sao con người ta không bao giờ thấy đủ với cái mình hiện có. "Không ai chê tiền nhiều", nhưng nếu bỏ quan niệm này, bạn sẽ thấy rằng giàu có không phải là số một, mà là sự “đủ đầy”.
Lời kết
Nhà văn người Nhật Haruki Murakami từng nói: “Khi chúng ta học cách đối phó với việc "từ bỏ" bằng một thái độ tích cực, chúng ta sẽ thu được một tài sản khổng lồ - sự trưởng thành”.
Khi ta thay đổi tư duy của mình, tiền sẽ tìm đến ta. Dù có nghèo khó, ta cũng đừng để bóng tối che lấp tâm can, để rồi ánh sáng sẽ đến, mang lại cho ta những thành tựu và niềm vui.
Nếu may mắn được giàu có, hãy chia sẻ vinh quang đó với người khác. Cuộc đời này, dù giàu hay nghèo, hãy luôn nhớ rằng cái tâm sáng mới là quý giá, có thế, ta mới có thể đạt được những gì mình xứng đáng.
Phụ Nữ Việt Nam