MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tận mắt chứng kiến "cơn mưa đom đóm" thắp sáng rực khu bảo tồn về đêm, nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc khiến dân tình mãn nhãn

16-05-2022 - 09:14 AM | Lifestyle

Một nhiếp ảnh gia đã ghi lại khoảnh khắc hàng tỷ con đom đóm đồng thời thắp sáng khu bảo tồn thiên nhiên tại Ấn Độ về đêm.

Sriram Murali, một nhiếp ảnh gia và kỹ sư phần mềm, chuyên gia về ô nhiễm ánh sáng và đom đóm đã có chuyến đi đến Khu Bảo tồn hổ Anamalai tại Tamil Nadu (Ấn Độ) để quan sát, ghi lại hình ảnh ấn tượng về loài côn trùng này.

"Thế giới phát quang sinh học Pandora trong bộ phim Avatar có thể là giả tưởng, nhưng hiện tượng này thực sự diễn ra ở Khu Bảo tồn hổ Anamalai" - trích ghi nhận của nhóm quan sát. "Vào mỗi mùa hè, hàng tỷ con đom đóm đồng thời phát sáng màn đêm, biến khu rừng nguyên sinh thành một tấm thảm xanh lục. Chúng gần như cạnh tranh với những con hổ và voi nơi đây".

Tận mắt chứng kiến cơn mưa đom đóm thắp sáng rực khu bảo tồn về đêm, nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc khiến dân tình mãn nhãn - Ảnh 1.

Murali ghi lại hình ảnh "mưa" đom đóm thắp sáng cả khu bảo tồn rộng lớn. Anh sử dụng kỹ thuật phơi sáng dài để tái hiện lại hình ảnh số đom đóm khổng lồ trong từng khung hình.

"Những đốm sáng bắt đầu từ một thân cây và cuộc chạy tiếp sức của ánh sáng này bắt đầu trải khắp khu rừng cả đêm liền. Ánh sáng khiến những cái cây như rung đập theo nhịp, ẩn hiện trong cảnh tranh tối tranh sáng. Mỗi cái cây dường như đều có một họa tiết phát sáng riêng. Cả khu rừng sáng rực trong ánh sáng xanh và vàng", bản ghi chép mô tả.

Tận mắt chứng kiến cơn mưa đom đóm thắp sáng rực khu bảo tồn về đêm, nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc khiến dân tình mãn nhãn - Ảnh 2.

Có khoảng 2000 loài đom đóm trên khắp thế giới, nhưng chỉ một vài trong số chúng có tập tính phát sáng một cách đồng bộ.

Loài côn trùng này có những cơ quan phát sáng riêng nằm ngay dưới phần bụng. Chúng hấp thụ oxy và sử dụng các tế bào đặc biệt để kết hợp nguyên tố này với một hợp chất có khả năng phát sáng là luciferin để tạo ra ánh sáng đặc trưng. Điều này có nghĩa là quá trình tạo ra ánh sáng đạt hiệu suất 100% và không tạo ra phụ phẩm.

Đom đóm trong Khu Bảo tồn hổ Ấn Độ.  

Ánh sáng sinh học này là một cơ chế thu hút bạn tình của đom đóm đực nhằm hấp dẫn đom đóm cái. Nhiều khả năng khu rừng cũng có số lượng đom đóm cái tương đương, dù chúng không phát sáng, không có cánh và dành phần lớn cuộc đời làm ấu trùng, ăn những loại côn trùng thân mềm khác - nhóm quan sát cho hay.

Đom đóm trưởng thành chỉ có tuổi thọ vài tuần và ăn mật, phấn hoa. Sự tập trung đông đúc này cho thấy một hệ sinh thái khỏe mạnh. Sự thiếu vắng ánh sáng nhân tạo, du lịch ban đêm và một số yếu tố con người khác đã thúc đẩy sự sinh sôi của đàn đom đóm tại đây.

Hành vi phát sáng đồng bộ đã được quan sát bởi các nhà khoa học tại Khu Bảo tồn này từ năm 1999 và 2012. Các nhà khoa học cho rằng loài đom đóm này thuộc chi Abscondita nhưng có thể là một loài mới.

Theo nhóm nghiên cứu, số lượng đom đóm trên toàn cầu đang sụt giảm và những cảnh tượng kỳ diệu hiếm có này cần được bảo tồn cho thế hệ tương lai.

Nguồn: Petapixel

https://afamily.vn/tan-mat-chung-kien-con-mua-dom-dom-thap-sang-ruc-khu-bao-ton-ve-dem-nhiep-anh-gia-ghi-lai-khoanh-khac-khien-dan-tinh-man-nhan-20220515200953205.chn

Theo TYLER

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên