Đề xuất tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế
Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.
- 21-10-2021Nhà hàng, quán bar sẽ là 'mảnh ghép' cần có để phục hồi kinh tế Việt Nam
- 21-10-2021Nghị quyết miễn, giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp chính thức được ban hành
- 21-10-2021Đặt mục tiêu tiếp tục nhập khẩu và sản xuất vaccine trong nước sang năm 2022 và các năm tiếp theo
Dự thảo Thông tư này áp dụng đối với thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa; các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Theo dự thảo, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch trong danh mục sau:
Dự thảo cũng nêu rõ, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2022 và thay thế Thông tư số 44/2020/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.
Dự thảo Thông tư này được soạn thảo nhằm tiếp nối các quy định tại Thông tư 44/2020/TT-BCT. Lý giải về cơ sở thực tế ban hành Thông tư 44/2020/TT-BCT, Bộ Công Thương nhận định rằng có thông tin về việc một số doanh nghiệp đang lợi dụng chủ trương tạm nhập, tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp khẩu trang y tế và đồ bảo hộ lao động. Nguy cơ này xuất hiện trong tình hình dịch bệnh dẫn đến nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế tăng cao.
Với cùng lý do đó, cơ quan soạn thảo cũng nhận định rằng diễn biến dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chưa thể sớm kiểm soát, vẫn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp. Do vậy, dự thảo tiếp tục sử dụng biện pháp tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng này.
VGP