Tăng cường thực hành ESG trong phát triển thương mại điện tử
Mới đây, Lazada, một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất Đông Nam Á, đã công bố báo cáo tác động về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) thường niên cho năm tài chính 2024 (FY2024).
Một điểm nổi bật trong báo cáo với tiêu đề “Tăng tốc đổi mới, Củng cố khả năng phục hồi” là sự ra mắt của nền tảng thu thập dữ liệu carbon nội bộ, được phát triển để theo dõi và giám sát lượng khí thải carbon của Tập đoàn.
Nền tảng này sử dụng một phương pháp tính toán carbon hiện đại, có khả năng liên tục điều chỉnh theo điều kiện thực tế để thu thập các thông tin với độ chính xác cao, từ đó cho phép quản lý lượng phát thải carbon một cách hiệu quả hơn, giúp Tập đoàn nâng cao đáng kể chất lượng và độ chính xác của dữ liệu đối với hai loại khí phát thải Phạm vi 1 và Phạm vi 2, từ đó gia tăng đáng kể độ chính xác của dữ liệu so với những năm trước.
Bên cạnh đó, các sáng kiến tối ưu hóa hoạt động kinh doanh đã được triển khai nhằm tiết kiệm lượng điện tiêu thụ cũng góp phần giảm 40% tổng lượng phát thải Khí nhà kính (GHG) so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lượng khí thải mà Lazada ghi nhận đã giảm 54% đối với khí thải ở Phạm vi 1, giảm lần lượt 8% và 30% ở khí thải Phạm vi 2 và Phạm vi 3.
Ông James Dong, Tổng Giám đốc của Tập đoàn Lazada cho biết: "Báo cáo tác động ESG lần thứ ba của Lazada đã tiếp tục thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc tạo ra các tác động tích cực đến môi trường cũng như các bên liên quan chính trong hệ sinh thái thương mại điện tử vô cùng rộng lớn, trong đó bao gồm cả nhân viên, người tiêu dùng, thương hiệu, nhà bán hàng và các cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Có thể nói, sự tự tin vào tương lai phát triển mạnh mẽ của Lazada bắt nguồn từ cam kết thúc đẩy tăng trưởng dài hạn thông qua việc liên tục cải tiến và bền bỉ xây dựng. Chúng tôi vẫn sẽ tập trung tạo ra giá trị thiết thực cho các bên liên quan, thúc đẩy phát triển nền kinh tế và tăng cường phát triển bền vững trên toàn khu vực".
Báo cáo cũng nêu bật nhiều thành tựu và bước tiến đáng chú ý mà Lazada đã đạt được trong các nỗ lực liên quan đến ESG, bao gồm: Trao quyền và hỗ trợ cộng đồng
Thúc đẩy đổi mới trên toàn hệ sinh thái: Lazada tận dụng các công nghệ tiên tiến để đem lại trải nghiệm mua hàng trực tuyến tốt nhất cho người tiêu dùng cũng như giúp họ có thể dễ dàng tiếp cận các thiết bị số hơn: Các ứng dụng AI hỗ trợ người mua, chẳng hạn như tính năng "Hỏi - Đáp" của Lazada, đã hỗ trợ người mua rất nhiều trong việc trả lời các câu hỏi liên quan đến sản phẩm cũng như hỗ trợ người mua trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp. Cùng với đó, LazzieChat, chatbot đầu tiên của Lazada với sự hỗ trợ của OpenAI ChatGPT, đã chính thức được ra mắt tại Indonesia, Philippines và Singapore. Sáng kiến thanh toán sử dụng mã QR trên toàn quốc của Lazada, nhằm đơn giản hóa quy trình thanh toán tại Singapore và Thái Lan, đã đa dạng hóa các tùy chọn phương thức thanh toán trực tuyến hơn cho người mua, giúp trải nghiệm mua sắm trực tuyến trở nên dễ tiếp cận và toàn diện hơn cho người tiêu dùng không sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Tăng cường phát triển các doanh nghiệp tại địa phương: Lazada đã ra mắt Học viện phát triển bền vững Lazada vào tháng 10 năm 2023, một chương trình tiên phong trong việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Đông Nam Á có thể học hỏi và trang bị những kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho tương lai cũng như chuẩn bị cho công cuộc chuyển đổi bền vững.
Thúc đẩy lực lượng lao động số tài năng cho tương lai
Định hình tương lai của thương mại số thông qua việc đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật số và tiếp cận cộng đồng: Lazada Indonesia đã hợp tác với Bộ Giáo dục Tây Java thông qua Phong trào Tăng tốc Công tác Nhân dân Kỹ thuật số Indonesia (AKAR) để tổ chức chương trình Đào tạo Giảng viên "Naik KeLaz" cho 100 giáo viên trung học nghề. Trau dồi kiến thức về tính bền vững cho nhân viên Lazada: Lazada đã triển khai học phần đào tạo nội bộ ESG đầu tiên nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các nguyên tắc ESG, cho phép tất cả nhân viên có thể nắm rõ và áp dụng những bài học này vào hoạt động kinh doanh thực tế hàng ngày.
Quản lý trách nhiệm với môi trường
Giảm thiểu lượng phát thải carbon: Lazada đã giảm tổng lượng GHG xuống 40% so với báo cáo ESG trước đó. Lazada cũng đã áp dụng phương pháp tính toán lượng carbon với độ chính xác cao hơn. Các sáng kiến logistics bền vững đáng chú ý: Vào tháng 9 năm 2023, Lazada Thái Lan đã ra mắt trung tâm logistics thân thiện với môi trường đầu tiên tại cơ sở logistics Tha Raeng Ramindra. Mục đích của trung tâm là để giảm thiểu tác động đến môi trường thông qua ba chiến lược chính: sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng xe máy điện để vận chuyển và cung cấp đồng phục làm từ chai nhựa PET tái chế cho các đối tác giao hàng. 20% lượng điện của cơ sở này được cung cấp bởi năng lượng mặt trời.
Quản trị nền tảng hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp an ninh mạng: Lazada đã xuất sắc đào tạo cho 100% nhân viên về Quy tắc ứng xử kinh doanh và Chính sách chống hối lộ và tham nhũng trong giai đoạn thực hiện báo cáo. Các biện pháp tốt nhất để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và bảo mật các quy trình: Nền tảng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Lazada có khả năng xử lý hơn 97% yêu cầu gỡ bỏ của chủ sở hữu quyền chỉ trong vòng 72 giờ. Trong khuôn khổ của chương trình thực hiện các biện pháp chủ động, nền tảng này có thể tận dụng công nghệ tiên tiến như AI và công nghệ nhận dạng hình ảnh để xóa 85,7% số sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tỷ lệ này còn đạt tới 90% trước khi giao dịch diễn ra đối với 140 thương hiệu.
"Công cuộc phát triển bền vững là cả một hành trình dài, cần được quản lý và lên kế hoạch một cách toàn diện. Do đó, chúng tôi tin tưởng vào tính minh bạch cũng như trách nhiệm của tập đoàn trong việc theo dõi và báo cáo." Bà Gladys Chun, Tổng Cố vấn của Tập đoàn Lazada chia sẻ, "Chúng tôi tự hào về những thành tựu đã đạt được trên hành trình này sau khi đã nỗ lực thực hiện những đóng góp tích cực và có ý nghĩa không chỉ cho hệ sinh thái thương mại điện tử vô cùng rộng lớn, các cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động cũng như công cuộc bảo vệ môi trường."
Nhịp sống thị trường