MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tăng gấp đôi sau một tuần chào sàn, cổ phiếu của “vua” nha đam bất ngờ quay đầu giảm sốc

Tăng gấp đôi sau một tuần chào sàn, cổ phiếu của “vua” nha đam bất ngờ quay đầu giảm sốc

Với 4/5 phiên kịch trần, vốn hóa của Thực phẩm G.C đã tăng gấp đôi lên 619 tỷ đồng chỉ sau thời gian ngắn lên sàn.

Trong bối cảnh thị trường hồi phục với sắc xanh tím tràn ngập, cổ phiếu GCF của Công ty cổ phần Thực phẩm G.C bất ngờ giảm sàn 14,8% xuống chỉ còn 20.700 đồng/cp. Thanh khoản cũng giảm sút còn gần 14.000 cp được giao dịch, thấp hơn nhiều những phiên trước.

Trước đó, 26 triệu cổ phiếu GCF đã chào sàn UpCOM ngày 20/12 với giá tham chiếu chào sàn trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.000 đồng/cp. GCF sau đó đã liên tục tăng nóng nhanh chóng gấp đôi chỉ sau 5 phiên trong đó có 4 phiên trần. Dù giảm mạnh phiên vừa qua nhưng vốn hoá thị trường của doanh nghiệp này hiện vẫn cao hơn 72% so với thời điểm chào sàn, đạt 538 tỷ đồng.

Tăng gấp đôi sau một tuần chào sàn, cổ phiếu của “vua” nha đam bất ngờ quay đầu giảm sốc - Ảnh 1.

Doanh nghiệp được mệnh danh là "vua" nha đam và thạch dừa

Về G.C Food, công ty hoạt động trong ngành chế biến và sản xuất thực phẩm với chủ lực là các sản phẩm liên quan đến nha đam và thạch dừa, chiếm gần 90% trong tổng doanh thu Công ty các năm qua, do đó dễ hiểu khi đây được xem "vua" nha đam và thạch dừa tại thị trường Việt Nam.

Theo thông tin trên website, công ty hiện đang sở hữu nhà máy chuyên sản xuất thạch dừa hơn 1 hecta tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai và nhà máy chuyên sản xuất nha đam với quy mô 2 hecta tại Ninh Thuận.

Các sản phẩm nha đam và thạch dừa của Công ty hiện xuất khẩu đến 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Tại thị trường trong nước, GC Food cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các hãng trong ngành F&B lớn như Vinamilk, Nutifood... đồng thời đẩy mạnh bán lẻ với nhiều hệ thống phân phối.

Ngoài 2 sản phẩm chủ lực trên, GC Food cũng đang sản xuất và cung ứng nhiều loại trái cây tươi như dưa lưới, dưa huỳnh long, nho, táo, ổi… Đồng thời, công ty cũng đầu tư xây dựng hệ thống trang trại chăn nuôi hiện đại với nhiều đối tượng vật nuôi như bò, cừu, dê… và phát triển hệ thống nhà yến.

Về hoạt động kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2022, GCF đạt hơn 314 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm nha đam đạt doanh thu 179 tỷ, chiếm 57% tổng doanh thu, thạch dừa thu gần 110 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35%. Khấu trừ đi chi phí, LNST 9 tháng đạt gần 24 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ.

Tại thời điểm cuối tháng 9/2022, tổng tài sản của công ty đạt 621 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.

Tăng gấp đôi sau một tuần chào sàn, cổ phiếu của “vua” nha đam bất ngờ quay đầu giảm sốc - Ảnh 2.

Cơ cấu cổ đông tương đối cô đặc

Khi được thành lập năm 2011, số vốn điều lệ ban đầu của G.C Food chỉ vỏn vẹn 2 tỷ đồng. Năm 2017, công ty chuyển đổi từ loại hình TNHH sang công ty cổ phần, vốn điều lệ tại thời điểm chuyển đổi là 50 tỷ đồng. Cho đến giữa năm 2021, công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt và 3 cá nhân khác góp thêm 100 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ của công ty lên 260 tỷ đồng.

Tại thời điểm giữa tháng 9/2022, cổ đông lớn nhất của G.C là ông Nguyễn Văn Thứ - Chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu đạt chiếm 40% vốn điều lệ. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt chiếm 19,2% vốn.

Mới đây, trong ngày 23/12, GCF đã thực hiện chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ thực hiện: 100:18, đồng nghĩa cổ đông sở hữu mỗi 100 cổ phiếu sẽ nhận được 18 cổ phiếu mới. Như vậy, gần 5 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành thêm, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành của GCF lên gần 31 triệu đơn vị.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên