MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tăng nóng và nhanh chóng nguội lạnh: Câu chuyện điện gió liệu có như điện mặt trời?

02-11-2022 - 08:46 AM | Doanh nghiệp

Tăng nóng và nhanh chóng nguội lạnh: Câu chuyện điện gió liệu có như điện mặt trời?

“Việt Nam với lợi thế bờ biển dài, nhiều địa thế phù hợp cho việc phát triển năng lượng điện gió, việc hoàn thành hết các trụ điện gió trên khắp cả nước vẫn còn đang trong quá trình thực hiện. Nên chúng tôi tin tưởng về việc phát triển ngành công nghiệp điện gió này là không ngừng nghỉ và câu chuyện phát triển này sẽ là một hành trình dài nhiều tiềm năng”.

Từng tăng nóng trong giai đoạn 2020-2021, điện gió hiện cũng đối mặt với thách thức tương tự điện mặt trời: nhiều dự án điện gió đang ngóng chờ cơ chế của Chính phủ, Bộ Công Thương. Nguyên nhân do lỡ hẹn vận hành thương mại khi giá FIT hết hiệu lực vào 31/10/2021, hàng chục nghìn tỷ đồng tại các chủ đầu tư đang phải dở dang.

Trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng, và các yêu cầu về môi trường được chú trọng, năng lượng tái tạo được đánh giá là xu hướng không thể tránh khỏi trong tương lai. Chưa kể, nhìn từ khu vực, tỷ trọng năng lượng tái tạo (cụ thể là điện mặt trời và điện gió) tại Việt Nam còn thấp, đồng nghĩa dư địa còn khá lớn. Đây cũng là cơ hội cho nhiều DN trong và ngoài nước.

Song, những thay đổi về chính sách giá đang là rào cản ngắn hạn của mảng năng lượng tái tạo. So với điện mặt trời, tính phức tạp và thời gian đầu tư của dự án điện gió cao hơn, dẫn đến rủi ro cũng cao hơn trong cuộc đua được giá ưu đãi.

Dưới góc nhìn người trong cuộc, đại diện Sika chia sẻ tại Triển lãm Năng lượng điện gió: Việt Nam với lợi thế bờ biển dài, nhiều địa thế phù hợp cho việc phát triển năng lượng điện gió, việc hoàn thành hết các trụ điện gió trên khắp cả nước vẫn còn đang trong quá trình thực hiện. Nên chúng tôi tin tưởng về việc phát triển ngành công nghiệp điện gió này là không ngừng nghỉ và câu chuyện phát triển này sẽ là một hành trình dài nhiều tiềm năng ”.

Được biết, Sika là đơn vị có thâm niên trong mảng vật liệu xây dựng và tiên phong trong mảng vật liệu cho dự án năng lượng điện gió. Theo đánh giá từ phía Sika Việt Nam, từ năm 2023-2024 sẽ là giai đoạn tăng trưởng và phát triển rất nhanh của các cánh đồng gió tại đất liền lẫn ngoài khơi ở thị trường Việt Nam.

So sánh với với năng lượng mặt trời, theo ông Ông Alan Bromwich - Giám đốc thị trường Bê tông & sửa chữa Sika Việt Nam – cho biết: Năng lượng gió là câu chuyện khác biệt hẳn, năng lượng điện gió này đã và đang có mặt ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Sự phát triển này sẽ là liên tục và không dừng lại vì năng lượng lấy từ gió là có sẵn và công nghệ cũng đã được phát triển, chỉ là còn phụ thuộc vào cách mỗi quốc gia, mỗi công ty phát triển nó đi nhanh hay chậm ở thị trường mà thôi ”.

Đối với Sika và nhiều công ty, Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất ở châu Á. Nếu Trung Quốc và Australia dẫn đầu về tiềm năng, thì sau đó sẽ là Việt Nam. Bởi, Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển, điều này rất tốt cho các cánh đồng gió trên bờ và cả ngoài khơi.

“Hiện nay, thị trường điện gió ở Việt Nam phát triển khá sôi động với sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư, tổng thầu, đơn vị tư vấn, thậm chí là thợ phụ khác nhau. Nhiều khách hàng lớn sử dụng các giải pháp của Sika, trong đó có thể kể như: Nhà máy Cà Mau 1, nhà máy điện gió Đông Thành …” , ông Alan Bromwich nói thêm.

Được biết, Sika Việt Nam là công ty vốn 100% Thuỵ Sĩ, trực thuộc Tập đoàn Sika AG, bắt đầu phục vụ thị trường Việt Nam từ năm 1993. Trong định hướng mới, Sika đang tập trung vào thị trường điện gió Việt Nam – thị trường đang rất tiềm năng và Sika đang có thị phần khá tốt trong mảng kinh doanh này.

Một lý do khác, Sika theo đại diện định vị mình đang ở vị trí dẫn đầu của thị trường liên quan đến mảng xây dựng hoặc cung cấp các vật liệu xây dựng hóa chất. Nên, vai trò của người dẫn đầu trên thị trường không chỉ là cung cấp các dòng sản phẩm hiện hữu mà còn phải khai phá những phân khúc mới.

Thực tế, các sản phẩm và giải pháp điện gió được Sika đưa vào sử dụng rộng rãi trên thị trường từ năm 2018. Đầu tiên là các sản phẩm phụ gia bê tông vì hầu hết các dự án điện gió đều dùng phụ gia bê tông. Tiếp theo là hệ thống sản phẩm vữa như Sikagrout​​ kháng mỏi, thời điểm 2018, Sika vẫn phải nhập khẩu về, tuy nhiên giờ đây Sikagrout đã được sản xuất tại Việt Nam. Mới nhất, Công ty có giới thiệu thêm dòng SikaGrout-3200 CN - vữa rót chuyên dụng cho các tháp điện gió trên, gần bờ được chứng nhận về khả năng kháng mỏi.

Dù vậy, đây vẫn là một mảng mới và Sika thẳng thắn chưa thể đưa ra mục tiêu ngay bây giờ, những điều thúc đẩy Sika là câu chuyện thiếu hụt nguồn điện ở Việt Nam, và Công ty muốn hỗ trợ để cung cấp thêm nguồn điện.

Có nhiều cách khác nhau để xây dựng một trụ điện gió, hoặc cánh đồng điện gió: bê tông, thép, cao su, đều chế tạo được những trụ điện này nhưng sau đó phải vận hành những trụ điện gió đó một cách hiệu quả, đúng tuổi thọ và tạo ra thứ mà Việt Nam đang cần, đó là điện. Mục tiêu của Sika theo đại diện là làm cho chuỗi cung ứng dễ dàng hơn với thị trường để Việt Nam có thể phát triển và có nhiều các cánh đồng điện gió được đưa vào hoạt động.

Theo Tri Túc

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên