Tăng tốc giải ngân đầu tư công hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Việt Nam cần tăng tốc giải ngân đầu tư công, giúp hỗ trợ tổng cầu và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
- 23-09-2023Dệt may vẫn chật vật với đơn hàng
- 23-09-2023Cao tốc Bắc - Nam, vẫn đau đáu chuyện vật liệu và mặt bằng
- 23-09-2023Gỡ khó xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng
Tăng tốc giải ngân đầu tư công hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - VTV.VN
Nhận định trên do Ngân hàng Thế giới đưa ra trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam mới đây. 8 tháng qua, giải ngân đầu tư công đạt gần 40% kế hoạch, tăng khá so với cùng kỳ năm 2022.
Báo cáo đánh giá tốc độ giải ngân của Việt Nam nửa đầu năm cao, nhưng đến thời điểm này chậm lại.
Theo Ngân hàng Thế giới, dư địa tài khóa còn dồi dào. Do vậy chính sách tài khóa cần đóng vai trò chủ đạo, đảm bảo ngân sách đầu tư năm nay được triển khai tốt hơn. Ngân sách đầu tư công theo kế hoạch nếu được triển khai đầy đủ sẽ nâng đầu tư công lên 7,1% GDP trong năm 2023, so với mức 5,5% GDP dự toán trong năm 2022.
8 tháng qua, giải ngân đầu tư công đạt gần 40% kế hoạch. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
"Cần phải lựa chọn, xác định các dự án ưu tiên, hoặc điều chuyển vốn sang các dự án hiệu quả, các chương trình đầu tư quan trọng của quốc gia như đường cao tốc, truyền tải điện và các chương trình mục tiêu quốc gia. Bên cạnh đó tránh dàn trải, đơn giản hóa thủ tục hành chính hay giảm bớt những rào cản làm hạn chế hoạt động sản xuất, đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân", bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nhận định.
Trong khi đó, theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế quốc tế cao cấp, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Việt Nam cần phải triển khai điều tiết, kết hợp đầu tư công theo khu vực tốt hơn, ví dụ như vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền núi phía Bắc sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi sự phối hợp giữa các tỉnh, thành được triển khai tốt hơn.
"Có sự phối hợp ở cấp trung ương, triển khai ở cấp địa phương, nhưng lại thiếu đi sự phối hợp giữa các tỉnh, thành trong cùng một khu vực. Vậy nên tôi nghĩ việc đạt được hợp tác khu vực, liên vùng sẽ là một yếu tố then chốt", ông Jonathan Pincus nhìn nhận.
VTV