Tập đoàn Thiên Long “bốc hơi” 84% lãi trong tháng 7, còn vỏn vẹn 9 tỷ đồng
Do thay đổi cơ cấu bán hàng, biên lãi gộp 7 tháng của TLG được duy trì ở mức 44%. Trong khi đó, biên lãi thuần giảm mức 16% cùng kỳ xuống còn 13%.
- 30-05-2019ĐHĐCĐ Thiên Long Group (TLG): Hợp tác với NWL Cayman, đặt mục tiêu tăng tỷ trọng xuất khẩu lên 25% doanh thu đến cuối năm 2020
- 20-05-2019Thiên Long Group (TLG): Đặt mục tiêu lãi 325 tỷ đồng năm 2019, tăng 10,5% so với cùng kỳ
- 27-01-2019Thiên Long Group (TLG) đạt 294 tỷ đồng LNST, tăng trưởng 10%
CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 7. Do tình hình khó khăn, nhu cầu xuất khẩu giảm mạnh, TLG theo đó giảm mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận.
Cụ thể, Công ty ghi nhận doanh thu thuần tháng 7 đạt 230 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế “bốc hơi” đến 84% còn 9 tỷ đồng. Đây là tháng có lãi sau thuế gần như thấp nhất của Công ty kể từ đầu năm.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, doanh thu thuần ở mức 2,218 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ và đạt 55% kế hoạch doanh thu. Lãi sau thuế giảm 22% còn 277 tỷ đồng, thực hiện được 69% mục tiêu lợi nhuận năm (400 tỷ đồng).
Do thay đổi cơ cấu bán hàng, biên lãi gộp 7 tháng của TLG được duy trì ở mức 44%. Trong khi đó, biên lãi thuần giảm mức 16% cùng kỳ xuống còn 13%. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng do Công ty đầu tư mạnh vào đội ngũ nhân sự từ giữa năm 2022 để chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, đầu năm nay, TLG cũng đã tăng chi phí hoạt động bán hàng và phát triển thương hiệu để sẵn sàng cho mùa tiêu thụ cao điểm.
TLG cho biết kinh tế Việt Nam năm 2023 chịu ảnh hưởng của các yếu tố phức tạp, khó lường, dẫn tới ngành bán lẻ đối mặt nhiều khó khăn. Đối với nhóm hàng văn phòng phẩm, nhu cầu đầu tư và dự trữ hàng hóa của các điểm bán (POS) không tăng nhiều so với năm trước. Kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt với OEM, cũng đối mặt nhiều thách thức từ bối cảnh ảm đạm của thị trường quốc tế.
Nhịp sống thị trường