MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tập đoàn từ cường quốc châu Á đưa ra đề nghị quan trọng với Hà Nội ở lĩnh vực 55 tỷ USD

Hà Nội vô cùng hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực chiến lược này.

Tập đoàn Trung Quốc muốn phát triển hệ thống đường sắt đô thị tốt nhất cho Hà Nội

Vào ngày 17 tháng 12, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã có buổi tiếp xúc với phái đoàn từ Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC), dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Lâu Tề Lương.

Ông Dương Đức Tuấn bày tỏ sự chào mừng và đánh giá cao sự quan tâm từ CRSC đối với các cơ hội hợp tác và đầu tư tại Hà Nội, nhấn mạnh rằng việc thành phố đang phát triển loạt dự án đường sắt đô thị chắc chắn sẽ mở ra không gian lớn cho sự tham gia của các tập đoàn nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.

Nhấn mạnh vai trò của đường sắt đô thị như là trục chính của hệ thống giao thông công cộng, góp phần giải quyết vấn nạn tắc nghẽn giao thông và hướng đến việc xây dựng một Thủ đô văn minh, tiên tiến, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định rằng thành phố đang triển khai nhiều tuyến đường sắt đô thị trọng điểm như tuyến số 2, số 3, và đang chuẩn bị cho việc đầu tư phát triển tuyến số 5, đồng thời mở rộng các tuyến metro hiện đang hoạt động.

Tập đoàn từ cường quốc châu Á đưa ra đề nghị quan trọng với Hà Nội ở lĩnh vực 55 tỷ USD- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn trao đổi với Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC) Lâu Tề Lương. Ảnh: Kinh tế đô thị

Ông Dương Đức Tuấn thông tin Hà Nội đã lập ra kế hoạch chi tiết để phát triển hoàn chỉnh hệ thống đường sắt vào năm 2035, đồng thời đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới đường sắt đô thị lên đến hơn 600km vào năm 2045, với nguồn vốn đầu tư lên đến 55 tỷ USD.

Ông Lâu Tề Lương khẳng định việc đầu tư vào hệ thống đường sắt ở Hà Nội là hoàn toàn khả thi và hiệu quả. Với bề dày kinh nghiệm, CRSC và các doanh nghiệp xây dựng khác của Trung Quốc sẵn sàng hợp tác chặt chẽ để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tốt nhất ở Hà Nội.

Tập đoàn cũng mong muốn được giới thiệu để làm việc cùng các doanh nghiệp Việt Nam uy tín trong việc triển khai dự án, bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ.

CRSC là doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước Trung Quốc, hoạt động tại hơn 20 quốc gia và khu vực. Doanh thu của Tập đoàn năm 2023 đạt hơn 37 tỷ Nhân dân tệ (NDT) và lợi nhuận tương ứng đạt 4,7 tỷ NDT. Tập đoàn cũng đóng vai trò là cơ quan quản lý có thẩm quyền của Trung Quốc về tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm các hệ thống kiểm soát vận tải đường sắt.

Hà Nội sẽ khởi công dự án đường sắt đô thị nào vào tương lai gần?

Cũng trong ngày 17/12, Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã chia sẻ thông tin quan trọng: Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chính thức ký duyệt quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, đoạn từ Nam Thăng Long đến Trần Hưng Đạo.

Tuyến đường sắt này dài tổng cộng 11,5km, trong đó có 8,9km là đi ngầm và 2,6km là đường trên cao, chia làm 7 ga ngầm và 3 ga trên cao cùng với 10 đoàn tàu chạy trên ray khổ 1.435mm và khu Depot rộng 17,5ha tại Xuân Đỉnh - Bắc Từ Liêm.

Về mặt tài chính, dự án đã huy động được 167.079 triệu Yên từ ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo những điều kiện ưu đãi đặc biệt và 5.916 tỷ đồng từ ngân sách của thành phố Hà Nội, tương đương với 250,19 triệu USD. Dự án bắt đầu từ năm 2009 và dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2031.

Tập đoàn từ cường quốc châu Á đưa ra đề nghị quan trọng với Hà Nội ở lĩnh vực 55 tỷ USD- Ảnh 2.

Tập đoàn từ cường quốc châu Á đưa ra đề nghị quan trọng với Hà Nội ở lĩnh vực 55 tỷ USD- Ảnh 3.

Tập đoàn từ cường quốc châu Á đưa ra đề nghị quan trọng với Hà Nội ở lĩnh vực 55 tỷ USD- Ảnh 4.

Tập đoàn từ cường quốc châu Á đưa ra đề nghị quan trọng với Hà Nội ở lĩnh vực 55 tỷ USD- Ảnh 5.

Phối cảnh ga tàu điện ngầm gần Hồ Gươm thuộc dự án Nam Thăng Long đến Trần Hưng Đạo

Tổng mức đầu tư đã tăng lên hơn 16.000 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 82% so với con số ban đầu năm 2008. Điều này là do bởi sự thay đổi về quy mô, tỷ giá hối đoái, cũng như sự biến động của giá cả nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, nhân công và tiền lương, đẩy chi phí thiết kế và trang thiết bị lên cao.

Dự án cũng điều chỉnh quy mô khi phần đường đi trên cao được kéo dài từ 8,5km lên 8,9km và phần ngầm giảm từ 3km xuống còn 2,6km, cùng với việc giảm số đoàn tàu từ 14 xuống còn 10.

Với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án sẽ tiếp tục huy động nguồn lực để thực hiện, sau đó UBND Thành phố sẽ phê duyệt để triển khai xây dựng từ năm 2025. Tuyến số 2 này được xem là trục giao thông huyết mạch, nối liền trung tâm thành phố, sân bay quốc tế Nội Bài và các đô thị phía Bắc Hà Nội.

Chiều 17/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp xã giao ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).

Trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị Tập đoàn phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu tham gia thúc đẩy, triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp.HCM

Cùng với việc tham gia nghiên cứu đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt, cải tạo hệ thống thông tin tín hiệu một số đoạn tuyến trên đường sắt Bắc - Nam, lãnh đạo CRSC khẳng định mong muốn có cơ hội hợp tác, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đường sắt an toàn, chất lượng với công nghệ cao, ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ và giá thành cạnh tranh cho Việt Nam.


Theo Thái Hà

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên