Tàu thăm dò Nga rơi có thể đã tạo miệng hố 10m trên Mặt Trăng
Tàu vũ trụ NASA chụp điểm va chạm của tàu Luna-25 Nga với Mặt Trăng vào hai ngày 27/6 và 24/8, cho thấy sự xuất hiện của miệng hố mới. Ảnh: NASA
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 31/8 cho biết tàu thăm dò Luna-25 của Nga có khả năng đã để lại một miệng hố rộng 10 m trên bề mặt Mặt Trăng khi phương tiện mất kiểm soát và rơi xuống hồi giữa tháng 8.
- 01-09-2023Công ty bí ẩn âm thầm chi gần 900 triệu USD để gom đất, xây thành phố mới: Người dân lo ngay ngáy, bất lực vì “đồng tiền chi phối được tất cả”
- 01-09-2023Tỷ phú “xưa nay hiếm” Warren Buffett: 93 tuổi vẫn trên đỉnh cuộc chơi, trí tuệ nhạy bén với khoản đầu tư “khác người”, xây công ty lớn nhất nhì thế giới
- 31-08-2023Chàng trai 28 tuổi kiếm 2,7 tỷ đồng/năm “ngon ơ” với số vốn ban đầu chỉ hơn 1 triệu đồng
Cùng ngày, NASA cũng tiết lộ những hình ảnh về địa điểm có thể là nơi xảy ra va chạm.
Theo đài CBS News, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos cho biết sứ mệnh lên Mặt Trăng đầu tiên của Nga sau 47 năm đã thất bại vào ngày 19/8 khi tàu thăm dò Luna-25 gặp trục trặc với động cơ đẩy, mất liên lạc với bộ phận chỉ huy dưới mặt đất và đưa tàu đi sai quỹ đạo.
Tuần trước, Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng (LRO) của NASA đã chụp được những hình ảnh được NASA mô tả là một “miệng núi lửa mới” sau khi Roscosmos công bố toạ độ rơi của tàu thăm dò.
“Vì miệng núi lửa mới này gần với điểm va chạm ước tính của Luna-25, nhóm LRO kết luận nó có khả năng được tạo ra từ vụ va chạm đó chứ không phải là một tác nhân tự nhiên”, NASA viết trong một thông cáo báo chí.
Moskva cũng đã thành lập một ủy ban để điều tra chính xác nguyên nhân Luna-25 bị rơi.
Luna-25 là một nỗ lực nhằm đưa Nga trở lại một cuộc chạy đua không gian mới, khi Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các công ty tư nhân đều lên kế hoạch cho nhiều sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng.
Các nước đều đang đặt mối quan tâm mới đến vùng cực nam của Mặt Trăng do tại đây, các lớp băng có thể tồn tại trong các miệng hố bị che khuất. Băng có thể mang đến cho các tàu không gian trong tương lai một phương pháp tạo ra không khí, nước và thậm chí cả nhiên liệu tên lửa hydro.
Tàu đổ bộ mặt trăng Chandrayaan-3 Vikram của Ấn Độ đã thực hiện cú hạ cánh thành công gần cực Nam của Mặt Trăng chỉ vài ngày sau khi tàu thăm dò của Nga bị rơi, đánh một dấu mốc lịch sử trong công cuộc phát triển chương trình không gian của quốc gia Nam Á này.
Báo Tin Tức